Nhà ở công nhân luôn là vấn đề bức thiết

Đỗ Phương - Bảo Hân |

Phải xa quê lên thành phố kiếm sống, với những công nhân làm việc ở khu công nghiệp, tiền thuê trọ như một áp lực vô hình đè lên vai họ.

Tiền thuê trọ là gánh nặng với gia cảnh công nhân

Trong căn phòng trọ ở gần Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) chị Nguyễn Thị Thiệp - công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam vừa mới chuyển đến, đồ đạc vẫn còn bày ngổn ngang.

Phòng trọ cũ có giá 900.000 đồng/tháng, số tiền này khá vừa túi tiền nhưng nơi ở chật chột, ẩm mốc, các con không có chỗ vui chơi nên sang năm 2022, chị Thiệp quyết định chuyển đến nơi mới. Chỗ vừa chuyển đến có giá 1,6 triệu đồng/tháng (chưa tính tiền điện nước), khá rộng rãi. Căn nhà có 3 gian: 2 gian dùng để nghỉ ngơi, vui chơi, 1 gian bếp; nhà vệ sinh và gác xép.

Chị Thiệp có chồng và 2 người con: Bé gái 3 tuổi tên Ánh Sương và bé trai tuổi rưỡi tên Nhật Minh. Hiện chồng và con đều ở lại quê vì trường mầm non chưa mở cửa.

Có được nơi thuê rộng rãi hơn song người phụ nữ 26 tuổi vẫn lo lắng, vì: “Làm công nhân năm thứ 5, cuộc sống tha hương, tôi muốn kiếm được tiền để lo cho con có cuộc sống ấm no hơn. Cuộc sống còn khó khăn quá, tiền truê trọ đã đành, tiền điện cũng 3.000 đồng/số. Số tiền này quá lớn so với cảnh của công nhân”.

Rồi thêm việc sắp tới 2 con ra Hà Nội đi học, mỗi tháng tiền ăn học của các con lại thêm một khoản đau đầu với chị. Chồng chị làm nghề tự do, mùa dịch nên công việc hầu như không có, chi tiêu trong gia đình chủ yếu đều dựa vào lương của vợ.

Chị Thiệp kể, năm 2021, thời điểm Hà Nội giãn cách xã hội, dịch bệnh căng thẳng, chồng chị cũng phải nghỉ việc ở nhà trông 2 đứa nhỏ. Một mình chị đi làm công nhân rất khó để xoay sở cuộc sống gia đình. Để vượt qua thời gian khó khăn đó, nữ công nhân phải vay mượn nội, ngoại. Khi Hà Nội hết giãn cách, người dân được tiêm vaccine, cuộc sống dần trở lại bình thường chồng chị mới có việc làm. Ra Tết, chị Thiệp từ Nghệ An trở lại đi làm từ ngày 7.2. Thời gian này, chị được tăng ca nên lương ở mức gần 9 triệu đồng/tháng, nếu không tiền lương cũng chỉ 5-6 triệu đồng.

Nói về mong muốn lớn nhất, chị Thiệp bảo: “Tôi mong tổ chức Công đoàn, công đoàn khu công nghiệp hỗ trợ cho anh chị em công nhân được thuê nhà giá rẻ nhất có thể. Gần 2 triệu đồng thuê nhà là số tiền rất lớn so với thu nhập của tôi hiện nay. Đây là gánh nặng đè lên vai tôi”.

1,2 triệu công nhân cần nhà ở

Chị Vân - quê Bắc Kạn hiện đang thuê trọ cùng chồng và 2 người con ở thôn Mai Châu (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh). Nhà trọ hiện chị đang sống trông rộng và thoáng nhưng cơ sở vật chất đều đã xuống cấp.

Chị Vân nói, gia đình chị đã gắn bó với nơi này 10 năm. Mỗi tháng cũng tốn hơn 1 triệu đồng cho tiền thuê nhà. Ngoài ra, tiền điện 3.000 đồng/số, nước 25.000 đồng/khối. “Nhà đông người, dùng nhiều cũng xót ruột” - chị Vân nói.

Kể về cuộc sống khó khăn, chị Vân cho biết, gia đình “hơi đặc biệt” vì không có ông bà trông con giúp. Ngày trước, chị cũng thuê người trông con nhưng tiền gửi quá tiền lương. 2 vợ chồng xoay sở ngược xuôi đi gửi con. Cuối cùng, chị Vân xin nghỉ làm công ty từ năm 2017, còn chồng vẫn tiếp tục làm ở công ty. Nhiều năm nay, cả gia đình đều trông chờ vào tiền lương làm công nhân của người chồng. Chị Vân có 2 người con đều đang học cấp 1 trên địa bàn xã Kim Chung (huyện Đông Anh). Để san sẻ với chồng, chị Vân chồng thêm rau, thi thoảng sửa quần áo kiếm thêm thu nhập. Nhà trọ gia đình chị Vân thuê ở cuối ngõ, gần mương nên khá nhiều muỗi, ẩm ướt. Hoàn cảnh hiện tại chưa cho phép thuê chỗ rộng rãi hơn nên gia đình vẫn tá túc tại đây.

Chia sẻ về dự định sắp tới, chị Vân đang đợi các con ổn định đến trường, chị sẽ xin đi làm công nhân. Nếu cuộc sống ổn định hơn mới tính đến chuyện thuê phòng khác.

Theo thống kê, hiện cả nước có 2,7 triệu công nhân ở khu công nghiệp, trong đó khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở. Đến nay, nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho công nhân khu công nghiệp (được đầu tư xây dựng gần hoặc bên cạnh KCN) đã hoàn thành 116 dự án, với tổng diện tích 2,58 triệu m2, đáp ứng chỗ ở cho 330.000 lao động.

Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, việc phát triển NƠXH, trong đó có nhà ở cho công nhân, tuy đã có được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 NƠXH tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 70% công nhân tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở).

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang từng cho rằng những năm qua, mặc dù có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy phát triển NƠXH, trong đó có nhà ở dành cho công nhân, điển hình là việc Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội nhưng các chính sách này chưa đủ mạnh, thiếu hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư, vì vậy nhà ở cho công nhân luôn là vấn đề nóng bỏng, bức thiết.

Đỗ Phương - Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Vụ thang máy khu nhà ở công nhân (Đông Anh, HN): Nhà ở công nhân bị bỏ mặc?

Quế Chi |

Không chỉ thang máy dừng hoạt động, một số hạng mục, dịch vụ tại toà nhà CT1A trong tình trạng xuống cấp khiến cư dân tại đây bức xúc.

Vụ thang máy khu nhà ở công nhân (Đông Anh, Hà Nội) dừng hoạt động: Người lao động thuê nhà phải được hưởng dịch vụ đầy đủ

Quế Chi |

Liên quan đến vụ việc thang máy toà nhà CT1A dừng hoạt động, nhiều công nhân cho rằng, họ vẫn đóng tiền dịch vụ đầy đủ theo đúng lịch thu tiền của đơn vị quản lý toà nhà thông báo, nhưng dịch vụ họ nhận lại không tương xứng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Vụ thang máy khu nhà ở công nhân (Đông Anh, HN): Nhà ở công nhân bị bỏ mặc?

Quế Chi |

Không chỉ thang máy dừng hoạt động, một số hạng mục, dịch vụ tại toà nhà CT1A trong tình trạng xuống cấp khiến cư dân tại đây bức xúc.

Vụ thang máy khu nhà ở công nhân (Đông Anh, Hà Nội) dừng hoạt động: Người lao động thuê nhà phải được hưởng dịch vụ đầy đủ

Quế Chi |

Liên quan đến vụ việc thang máy toà nhà CT1A dừng hoạt động, nhiều công nhân cho rằng, họ vẫn đóng tiền dịch vụ đầy đủ theo đúng lịch thu tiền của đơn vị quản lý toà nhà thông báo, nhưng dịch vụ họ nhận lại không tương xứng.