Nguy hiểm rình rập công nhân khi tan ca

Bảo Hân |

Làm việc vất vả trong nhà máy, nhưng khi tan ca lúc trời tối, công nhân Khu công nghiệp Vân Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) lại phải gặp nhiều khổ cực, nguy hiểm liên quan đến vấn đề giao thông.

Chen chúc nửa tiếng mới về đến phòng trọ

Hơn 19h ngày 14.9, có mặt tại Khu công nghiệp (KCN) Vân Trung đoạn trước cổng Công ty (Cty) TNHH Luxshare - ICT, phóng viên Báo Lao Động chứng kiến cảnh người đông đúc, chật chội không khác gì tại hội chợ. Lúc này, công nhân (CN) làm ca ngày bắt đầu rời nhà máy để trở về nhà. Ở chiều ngược lại, hàng nghìn CN bắt đầu di chuyển vào nhà máy để làm việc xuyên đêm. Cùng với đó, rất nhiều xe ôtô chuyên chở CN chạy trên đường, bấm còi inh ỏi khiến khung cảnh thêm phần hỗn độn, huyên náo. Bụi đường bốc lên mờ mịt.

Nắm bắt nhu cầu của CN, hàng loạt những xe bán rong tụ tập tại khu vực này, phục vụ bánh, hoa quả, khoai luộc… cho CN. Nhiều CN ghé vào mua tạm chiếc bánh ăn lót dạ trước khi vào nhà máy.

Do lượng CN quá đông nên khu vực này xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Hàng nghìn chiếc xe máy chen chúc nhau trên đoạn đường dân sinh chật hẹp. Họ cố gắng vượt qua đoạn đường chỉ vài trăm mét này để đi lên cầu cạn, sang bên kia đường cao tốc. Tình trạng ùn tắc càng trầm trọng hơn khi “mang tiếng” là cầu dân sinh, nhưng xe tải, xe khách vẫn đi vào.

Sau khi kết thúc tăng ca, anh Đinh Văn Chính - CN Cty TNHH Luxshare - ICT (xã Vân Trung, huyện Việt Yên) chạy xe máy về phòng trọ tại thôn My Điền, xã Ninh Hoàng, huyện Việt Yên. Từ Cty về phòng trọ chỉ khoảng 3-4km; nếu không tắc đường, anh đi xe máy mất tầm 5 phút.

Tuy nhiên, do xe máy kẹt cứng tại đoạn gần lên cầu cạn vượt cao tốc, anh đành chọn cách dừng xe máy chờ ở bên đường, khi nào hết tắc rồi mới đi tiếp. Khói xe, tiếng còi, bụi bặm… vây lấy anh. Anh Chính kiên nhẫn ngồi trên xe máy bên lề đường cùng với nhiều người cùng cảnh ngộ khác. Mắt anh ngao ngán dõi theo dòng người ở trước mặt.

“Tôi đứng tại đây 15 phút rồi, chắc khoảng 10 phút nữa. Khi hết tắc, tôi mới tiếp tục đi. Tôi rất ngại cảnh chen chúc, nóng bức. Ngày nào đi làm về, tôi cũng mất tầm 30 phút cho quãng đường khoảng 3-4km”- anh Chính than thở.

Theo anh Chính, tình trạng tắc đường này diễn ra thường xuyên. Anh không thể về sớm hơn cho đỡ tắc vì phải làm, tan ca như mọi người. Nếu đi bộ, anh phải mất tầm 45 phút. Không có lối đi nào khác mà không tắc, nên anh đành “chôn chân” tại đây.

Tuy vất vả, khổ cực, nhưng anh Chính vẫn quyết tâm bám trụ tại Cty này, bởi thu nhập khá cao, lên tới hơn 9 triệu đồng/tháng.

Chị H.T.N (quê ở tỉnh Hòa Bình, làm việc tại một Cty điện tử khác của KCN Vân Trung) cho biết, chị thuê trọ tại xã Tân Mỹ (TP.Bắc Giang). Cũng như anh Chinh, mỗi lần tan ca, chị lại mệt mỏi thêm khi phải mất đến nửa tiếng đi lại cho quãng đường chỉ tầm 2km. “Tan ca về còn đỡ, vì không đối mặt với nguy cơ bị phạt. Chứ lúc đi làm, ngày nào tôi cũng phải đi trước gần 1 tiếng đồng hồ, bởi nếu đi muộn một chút là sẽ bị trừ lương, trừ tiền chuyên cần…” - chị N chia sẻ.

Tai nạn giao thông rình rập

Theo quan sát của phóng viên, bên cạnh những CN đi xe máy đi làm thì có rất nhiều CN chọn cách đi bộ. Đây là những CN thuê trọ ở ngay phía bên kia đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang. Những người này thường xuyên đối mặt với mối nguy hiểm chết người: Tai nạn giao thông.

Mặc dù đã có cầu chui và cầu cạn vượt cao tốc tại khu vực này, nhưng do phải đi khá xa, nên hầu hết những CN này đều chọn cách trở về phòng trọ nhanh nhất và cũng là nguy hiểm nhất, đó là băng qua cao tốc.

19h30 ngày 14.9, trời đã tối sầm lại. CN lũ lượt tiến ra đường cao tốc, trèo qua hàng rào đường cao tốc để chờ bắt xe ôtô hoặc đợi “thời cơ” chạy “cắt” qua đường cao tốc, trở về phòng trọ bên kia đường. Giữa trời tối với ánh sáng nhoang nhoáng từ đèn ôtô, người chạy nườm nượp qua lại, có cảm giác tai nạn thảm khốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Khi được hỏi tại sao bất chấp nguy hiểm để trở về phòng trọ như vậy, nhiều CN cho biết vì nhanh, tiện. Anh Toán - CN Công ty Luxshare-ICT (Vân Trung) - thừa nhận, đây là cách đi lại cực kỳ nguy hiểm. Anh chia sẻ: CN làm việc tại KCN Vân Trung thuê trọ bên kia đường cao tốc rất đông, trong khi đi bộ qua cầu vượt hoặc cầu chui thì khá xa. Hơn nữa, tại thời điểm tan ca, CN đi lại rất đông, thường xuyên xảy ra ùn tắc.

“Tan ca, ai cũng muốn nhanh chóng về nhà để nghỉ ngơi, nên ai cũng muốn chọn cách đi nhanh chóng này, mặc dù biết là vi phạm luật giao thông và nguy hiểm đến tính mạng” - anh Toán giải thích.

Vẫn theo anh Toán, người tan ca thì muốn về sớm để nghỉ ngơi, người đến Cty thì sợ muộn giờ làm, mà chỉ cần muộn 5-10 giây đã bị trừ tiền. Vì vậy, CN mạnh ai người đấy đi…

Đã có nhiều vụ tai nạn chết người do CN băng qua đường cao tốc xảy ra tại khu vực này. Theo thông tin trên báo chí, vào ngày 8.10.2019, ba nữ CN (đều quê tỉnh Sơn La) từ dải phân cách ở giữa tuyến cao tốc chạy qua làn bên hướng Bắc Giang - Hà Nội thì xảy ra va chạm với xe khách khiến 2 CN chết, 1 CN bị thương.

Sau khi tan ca, tưởng chừng như CN sẽ được nghỉ ngơi để lấy lại sức khoẻ. Nhưng đối với nhiều CN KCN Vân Trung, sau những giờ làm việc mệt mỏi, trước khi được về phòng trọ chật chội của mình, họ phải đối mặt với những khổ cực và cả hiểm nguy liên quan đến tính mạng của mình.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Bắc Giang: Tan ca, công nhân khu công nghiệp vẫn chưa hết... khổ

Bảo Hân |

Làm việc vất vả trong nhà máy, tan ca lúc trời tối, công nhân khu công nghiệp Vân Trung (tỉnh Bắc Giang) lại phải chen chúc nhau trên đường gom dân sinh.

Cà Mau: Quản lý chặt công nhân sau khi tan ca

NHẬT HỒ |

Sau khi có thông tin một công nhân nhà máy Samsung dương tính với SARS-CoV-2, tỉnh Cà Mau lập tức triển khai việc siết chặt quản lý công nhân sau khi rời nhà máy.

“Đột nhập” khu chợ chồm hổm, chỉ họp vào giờ tan ca của công nhân

LAN NGÔ |

Nằm ngay sát khu công nghiệp Hòa Phú của tỉnh Vĩnh Long, nhiều năm nay, khu chợ “chồm hổm” này đã phục vụ hàng nghìn công nhân từ các nhà máy của khu công nghiệp này với mức giá rất công nhân.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bắc Giang: Tan ca, công nhân khu công nghiệp vẫn chưa hết... khổ

Bảo Hân |

Làm việc vất vả trong nhà máy, tan ca lúc trời tối, công nhân khu công nghiệp Vân Trung (tỉnh Bắc Giang) lại phải chen chúc nhau trên đường gom dân sinh.

Cà Mau: Quản lý chặt công nhân sau khi tan ca

NHẬT HỒ |

Sau khi có thông tin một công nhân nhà máy Samsung dương tính với SARS-CoV-2, tỉnh Cà Mau lập tức triển khai việc siết chặt quản lý công nhân sau khi rời nhà máy.

“Đột nhập” khu chợ chồm hổm, chỉ họp vào giờ tan ca của công nhân

LAN NGÔ |

Nằm ngay sát khu công nghiệp Hòa Phú của tỉnh Vĩnh Long, nhiều năm nay, khu chợ “chồm hổm” này đã phục vụ hàng nghìn công nhân từ các nhà máy của khu công nghiệp này với mức giá rất công nhân.