Nguồn lao động - sức bật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Hoàng Long |

Hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chế biến chế tạo tại Việt Nam cùng các Công ty thành viên Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (HANSIBA) đang cần được hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần lên tới hàng tỉ USD hiện vẫn đang bỏ ngỏ.

Hà Nội hợp tác với Doanh nghiệp Nhật Bản 

Hiện Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu về ODA, chiếm 30% tổng số vốn của các nhà tài trợ nước ngoài dành cho Việt Nam, khoảng 29,3 tỉ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại là 1,8 tỉ USD. Là đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại năm 2021 khoảng 43 tỉ USD. Nhật Bản cũng là nhà đầu tư thứ 2 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 4.300 dự án có tổng số vốn đăng ký gần 60 tỉ USD. Các dự án đầu tư hiệu quả của doanh nghiệp Nhật Bản đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động. Để phát triển quan hệ hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Ông Ishida Takayuki - Tổng GĐ Công ty Tư vấn-Đầu tư-Phát triển CNHT Việt Nam – Nhật Bản (VI-JA CID) ký kết các thỏa thuận hợp tác với Doanh nghiệp Hội viên HANSIBA. Ảnh Vân Nguyễn
Ông Ishida Takayuki - Tổng GĐ Công ty Tư vấn - Đầu tư - Phát triển CNHT Việt Nam – Nhật Bản (VI-JA CID) ký kết các thỏa thuận hợp tác với Doanh nghiệp Hội viên HANSIBA. Ảnh Vân Nguyễn

Tại “Hội thảo hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng” diễn ra hồi tháng 5.2022 tại Hà Nội, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đánh giá, khả năng hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam là không có giới hạn. Thủ tướng Kishida Fumio cho rằng: “Trước hết, để doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ổn định tại Việt Nam thì CNHT của Việt Nam là yếu tố then chốt. Tiếp theo, Nhật Bản và Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục hợp tác giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội trên nhiều lĩnh vực thông qua chuyển đổi số. Và thứ ba là đa dạng hóa chuỗi cung ứng”.

Nắm bắt những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp ngành CNHT nói chung trong đó có hàng trăm doanh nghiệp thành viên Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (HANSIBA) đã chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất, đặc biệt tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản. Điển hình là việc công ty Onaga (doanh nghiệp có tuổi đời trên 50 năm tại Nhật Bản, là nhà sản xuất cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các tập đoàn như Boeing, AirBus) đã tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng chuỗi nhà xưởng sản xuất linh kiện máy bay - hàng không - tàu shinkansen - ô tô - tàu biển - nông ngư nghiệp - robot tự động hoá  tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (KCN HANSSIP) do Công ty N&G (thành viên Tập đoàn N&G Group) sáng lập.

Tạo nguồn lao động chất lượng cao

Theo nội dung hợp tác đã ký kết, Tập đoàn N&G sẽ hỗ trợ toàn bộ các thủ tục liên quan tới giấy phép đầu tư, xây dựng; nhập khẩu máy móc thiết bị đã đang sử dụng tại Nhật Bản để dịch chuyển sang Việt Nam; hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo lao động theo tiêu chuẩn của Nhật Bản ngay tại Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VSI) – đã được Tập đoàn N&G cùng Hiệp hội HANSIBA thành lập, vận hành theo hình thức “phi lợi nhuận” ngay tại KCN HANSSIP.

Đoàn Doanh nghiệp Kobe - Nhật Bản thăm, làm việc tại KCN HANSSIP  tháng 11 năm 2022. Ảnh Vân Nguyễn
Đoàn Doanh nghiệp Kobe - Nhật Bản thăm, làm việc tại KCN HANSSIP tháng 11 năm 2022. Ảnh Vân Nguyễn

Học viện VSI được ra đời là minh chứng cho việc cộng đồng doanh nghiệp CNHT Việt Nam và Hà Nội chủ động sáng tạo vươn lên hội nhập kinh tế quốc tế. Tất cả đều hướng đến cụ thể hoá chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam hiện đại - tự chủ - độc lập và tự cường mà Đảng - Nhà nước đã đề ra và trong đó là cụ thể sự hợp tác giữa doanh nghiệp 2 nước Việt Nam - Nhật Bản trong chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam có sự trợ giúp và hợp tác từ chính phủ Nhật Bản.

Việc hình thành chuỗi tổ hợp nhà máy sản xuất các sản phẩm CNHT tại KCN HANSSIP cùng việc Công ty Tư vấn - Đầu tư -Phát triển CNHT Việt Nam – Nhật Bản được ra đời để kết nối hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam tham gia phát triển sản xuất ngành CNHT, hợp tác đào tạo lao động kỹ thuật cao, quản trị công nghệ mới, quy trình sản xuất… cho các doanh nghiệp Hà Nội - Việt Nam có thể đủ điều kiện tham gia chuỗi sản xuất Nhật Bản và toàn cầu. Hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực CNHT, chế biến chế tạo tại Việt Nam cùng các Công ty thành viên Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (HANSIBA) đang cần được hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần bỏ ngỏ rất lớn lên tới hàng tỉ USD. Để trợ giúp đội ngũ doanh nghiệp ngành công nghiệp và CNHT trong nước thêm sức bật để phát triển, đủ điều kiện tham gia hợp tác cùng các doanh nghiệp Nhật Bản và quốc tế thì yếu tố nguồn lao động là vô cùng cần thiết. Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VSI) đã được hình thành cần sự đồng hành từ các cơ sở giáo dục đào tạo, có định hướng hỗ trợ hết sức cụ thể từ các cơ quan hữu quan nhà nước, chính quyền Thủ đô. Từ đó, tạo nền tảng điều kiện tốt hơn nữa cho KCN Hanssip để là điểm toả sáng - nơi hội tụ - đích thành công giúp cho các Doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng nhau sản xuất các sản phẩm linh kiện ngành CNHT chiếm lĩnh thị phần trong nước và tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất toàn cầu, góp phần phát triển ngành CNHT Việt Nam .

Hoàng Long
TIN LIÊN QUAN

VIMEXPRO 2022: Kết nối để phát triển trong công nghiệp hỗ trợ

Lâm Hà |

Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam - VIMEXPRO 2022 diễn ra tại Hà Nội từ 16.11 đến 18.11 được cho là sự kiện triển lãm quan trọng nhằm nâng cao hình ảnh và tăng cường kết nối các doanh nghiệp, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp đầu chuỗi.

Kon Tum kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy công nghiệp

H.A |

Xác định công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thiếu thông tin lẫn kết nối

Thuỳ Trang |

Ngày 4.11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ - Đà Nẵng 2022. Doanh nghiệp dù là trong hay ngoài nước muốn tìm đơn vị cung ứng linh kiện nhưng thông tin quá ít ỏi, sự kết nối giữa các địa phương chưa có khiến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dù dư địa lớn, đóng góp nhiều nhưng vẫn bị thua thiệt ngay trên sân nhà.

Giờ thứ 9: Kẻ thứ 3 - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Trẻ con luôn cần tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Cha mẹ ly hôn, gia đình không hoàn thiện, con trẻ dễ lâm vào tình trạng mất cân bằng do không được quan tâm chăm sóc toàn diện. Chính vì lẽ đó, “người thứ ba” là cha dượng hay mẹ kế sẽ luôn là đối tượng để các em gây sự và trút mọi hờn giận.

Văn Hậu có cơ hội dự ASIAD 19 cùng U24 Việt Nam

HOÀNG HUÊ |

Ban tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á - ASIAD 19 chính thức chốt độ tuổi tham dự môn bóng đá nam. Theo đó, các đội tuyển được dùng cầu thủ thuộc lứa U24 và 3 cầu thủ quá tuổi.

Tổng thống Zelensky thừa nhận tiền tuyến Ukraina ngày càng khó khăn

Song Minh |

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình tiền tuyến ở phía đông đất nước đang trở nên khó khăn hơn và Nga đang tung thêm nhiều binh lính vào trận chiến.

Cựu quân nhân hơn 30 năm cứu hộ người bị tai nạn giao thông

Tô Công |

Phú Thọ - Một cựu quân nhân tại huyện Đoan Hùng nổi tiếng gần xa với tấm lòng hiệp nghĩa, hơn 30 năm tự nguyện làm cứu hộ người bị tai nạn giao thông.

Lời khai của lái thuyền chở 12 khách đi chùa bị chìm khiến 1 người tử vong

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Chiều 5.2, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cảng vụ Đồng Nai và Công an TPHCM tiến hành điều tra nguyên nhân vụ chìm thuyền khiến 1 người tử vong. Bước đầu, tại cơ quan công an, lái thuyền khai, khi xảy ra tai nạn đã cùng phụ lái cố gắng đẩy những người trong thuyền ra bên ngoài. Trong đó, có một nạn nhân N.T.H vướng vào nơi chứa áo phao và ôm vào cột sắt trên thuyền nên không cứu được.

VIMEXPRO 2022: Kết nối để phát triển trong công nghiệp hỗ trợ

Lâm Hà |

Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam - VIMEXPRO 2022 diễn ra tại Hà Nội từ 16.11 đến 18.11 được cho là sự kiện triển lãm quan trọng nhằm nâng cao hình ảnh và tăng cường kết nối các doanh nghiệp, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp đầu chuỗi.

Kon Tum kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy công nghiệp

H.A |

Xác định công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thiếu thông tin lẫn kết nối

Thuỳ Trang |

Ngày 4.11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ - Đà Nẵng 2022. Doanh nghiệp dù là trong hay ngoài nước muốn tìm đơn vị cung ứng linh kiện nhưng thông tin quá ít ỏi, sự kết nối giữa các địa phương chưa có khiến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dù dư địa lớn, đóng góp nhiều nhưng vẫn bị thua thiệt ngay trên sân nhà.