Người trẻ chọn làm công nhân, tích lũy để chuyển hướng

LƯƠNG HẠNH |

Yêu cầu tuyển dụng không khắt khe, không cần bằng cấp, tiền lương nhận đều hằng tháng… là một số lý do khiến các bạn trẻ lựa chọn đi làm công nhân thay vì tiếp tục đi học hoặc làm ruộng như bố mẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tạm thời để họ tích lũy vốn kinh doanh hoặc kinh phí để chuyển hướng đi mới.

Không có nhiều lựa chọn

Tốt nghiệp cấp 3, chị Nguyễn Thị Thương (SN 2001, quê Ba Vì, Hà Nội) làm công nhân thời vụ tại KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) được 3 tháng. Sau đó, chị được chị gái giới thiệu vào làm cùng công ty tại KCN Thụy Vân (Việt Trì, Phú Thọ). Chị Thương nhận lương cơ bản 4,2 triệu đồng/tháng, thêm phụ cấp, chị nhận được 4,6 triệu đồng/tháng.

Chị Thương là con gái thứ 3 trong gia đình 4 chị em, 2 chị gái đầu đã có gia đình riêng, còn em trai út của chị sinh năm 2007. Không chỉ vậy, mẹ chị Thương mắc căn bệnh hiểm nghèo, không thể đi làm. Với mức lương vẻn vẹn vài triệu đồng/tháng, chị Thương đã phải tằn tiện để vừa chi tiêu cá nhân, vừa gửi tiền về hỗ trợ bố mẹ nuôi em trai.

“Tôi ở hoàn cảnh không thể làm khác được. Đi học lên nữa thì không có tiền còn làm thì có tiền phụ giúp bố mẹ và lo cho các em. Cách duy nhất là đi làm công nhân”, nữ công nhân tâm sự.

Giống chị Thương, chị Cao Thị Tuyết Nhung, (SN 2001, quê ở Phú Thọ) cũng lựa chọn đi làm công nhân. Học xong cấp 3, chị xin vào một công ty tại KCN Thụy Vân. Bắt đầu làm việc ở môi trường mới, chị Nhung gặp không ít vướng mắc vì chưa quen việc. Dần dà, chị đã học được cách “sinh tồn” trong nhà máy.

“Trước kia vì tính nhút nhát, nên tôi không dám hỏi hay trò chuyện với mọi người trong công ty, khi quen rồi thì mọi thứ đều dễ dàng, đi làm cũng nhẹ nhàng hơn...”, chị Nhung tâm sự.

Tích lũy để chuyển hướng

Nói về nguyên nhân đi làm công nhân mà không đi học tiếp, chị Nhung cho hay, ước muốn của chị là đi làm công ty vài năm, sau đó có số vốn sẽ đi học nghề rồi mở một tiệm làm đẹp.

“Bố mẹ cũng khuyên tôi nên đi học để sau có nghề nuôi sống bản thân. Nhưng trên tôi còn một anh trai đau ốm, gia đình làm ruộng nên thu nhập không có gì ngoài ruộng lúa, vài chục con gà. Tôi đi làm sẽ giúp đỡ cho gia đình rất nhiều”, chị Nhung tâm sự.

Chị Nguyễn Thị Bình (SN 2002, quê ở Nghệ An) học xong cấp 2 thì vào TPHCM. Làm nhiều nghề nhưng không có mức lương ổn định, không có chế độ bảo hiểm, chị Thúy quyết định nộp hồ sơ đi làm công nhân. Tăng ca nhiều nhưng lương chỉ dao động ở mức 4,5 - 5,5 triệu đồng/tháng, chị Bình ra Hà Nội xin làm công nhân tại KCN Thăng Long.

“Tôi mong muốn có cuộc sống tốt hơn nên đã quyết định học tiếng để sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động. Tôi tính toán số tiền học tiếng và chi tiêu lúc đầu khi mới sang cần khoảng gần 200 triệu đồng. Với mức lương hiện tại tôi cần phải tiếp tục làm công nhân ít nhất 3 năm nữa”, chị Bình chia sẻ.

Trong những căn phòng trọ ở các khu công nghiệp, không thiếu những công nhân chỉ mới mười tám, đôi mươi như chị Thương, chị Nhung, chị Bình... Ước mơ, hoài bão của họ gói ghém vào 3 ca làm việc trong nhà máy, trông chờ những đồng lương được trả cố định hàng tháng. Nguyện vọng cuối cùng và duy nhất của họ chỉ là cuộc sống khấm khá hơn, có thể lo cho gia đình trước khi mong mỏi điều gì đó cho chính bản thân họ.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Nhờ vốn vay CEP, nhiều nữ công nhân vươn lên trong cuộc sống

Nam Dương |

Nhiều gia đình nữ công nhân, lao động nghèo nhờ nguồn tiền vay từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) đã nỗ lực vươn lên cải thiện đời sống gia đình; có tiền sửa chữa, mua nhà...

23 cặp đôi công nhân sẽ được tặng vàng 9999 trong lễ cưới tập thể

Hà Anh |

Thái Nguyên - Nhằm thể hiện vai trò của tổ chức công đoàn trong việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, ngày 20.10, tại Trung tâm tổ chức sự kiện Việt Phượng, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức lễ cưới tập thể cho 23 cặp đôi công nhân.

39 cuộc đối thoại cho người trẻ

Thanh Hương |

Tiếp nối cuốn “39 câu hỏi cho người trẻ”, nhà báo Phan Đăng sẽ tái ngộ độc giả trong tháng 10 với một tác phẩm đượm tính chiêm nghiệm và sâu sắc mang tên “39 cuộc đối thoại cho người trẻ”.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Nhờ vốn vay CEP, nhiều nữ công nhân vươn lên trong cuộc sống

Nam Dương |

Nhiều gia đình nữ công nhân, lao động nghèo nhờ nguồn tiền vay từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) đã nỗ lực vươn lên cải thiện đời sống gia đình; có tiền sửa chữa, mua nhà...

23 cặp đôi công nhân sẽ được tặng vàng 9999 trong lễ cưới tập thể

Hà Anh |

Thái Nguyên - Nhằm thể hiện vai trò của tổ chức công đoàn trong việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, ngày 20.10, tại Trung tâm tổ chức sự kiện Việt Phượng, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức lễ cưới tập thể cho 23 cặp đôi công nhân.

39 cuộc đối thoại cho người trẻ

Thanh Hương |

Tiếp nối cuốn “39 câu hỏi cho người trẻ”, nhà báo Phan Đăng sẽ tái ngộ độc giả trong tháng 10 với một tác phẩm đượm tính chiêm nghiệm và sâu sắc mang tên “39 cuộc đối thoại cho người trẻ”.