CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (SỬA ĐỔI):

Người sử dụng lao động và người lao động cần một tiếng nói chung

ĐẶNG TIẾN |

Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, hoàn thiện để trình Chính phủ trong tháng 5.2019. Đây là một bộ luật có phạm vi điều chỉnh lớn và ảnh hưởng sâu rộng tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đối với thế giới.

Sáng 14.5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng các Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO)... tổ chức Hội thảo “Góp ý sửa đổi dự thảo Bộ Luật Lao động từ cộng đồng doanh nghiệp”.

Nhiều hạn chế cần chỉnh sửa

Theo Phó Chủ tịch VCCI - Hoàng Quang Phòng, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, ổn định quan hệ LĐ tại DN là một yếu tố quyết định sự thành công của DN. Trong nhiều năm qua, Bộ luật LĐ đã đi vào thực tiễn và là hành lang pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và DN. Tuy nhiên, quá trình hoạt động đã bộc lộ những hạn chế cần phải chỉnh sửa để phù hợp với các hiệp định thương mại và công ước mà chúng ta đã và đang cam kết. Sự góp ý của cộng đồng DN với mong muốn những ý kiến góp ý về dự thảo về quan hệ lao động được xử lý tích cực hơn…

Dự thảo gồm 17 chương, 221 điều (giảm 21 điều so với hiện hành; sửa đổi, bổ sung khoảng 170 điều trong tất cả các chương; sửa đổi 2 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu (Bộ luật Lao động hiện hành gồm 17 chương và 242 điều). Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động là quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Trong mối quan hệ đó, người lao động là người làm việc theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Nhằm bảo vệ tốt hơn cho NLĐ trong quan hệ lao động thuộc khu vực phi chính thức, mở rộng diện bao phủ của Bộ luật Lao động và nhằm thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động trong bối cảnh mới (xuất hiện người lao động làm việc theo các hình thức liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ số Uber, Grab...), đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam - ông Trương Văn Cẩm - cho biết, dự thảo đã tiếp thu rất nhiều ý kiến của các ngành, các hiệp hội.

Việc tăng tuổi nghỉ hưu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó phụ thuộc lớn vào sự phát triển của kinh tế đất nước. Theo quy định, Bộ luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của người lao động là không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt trong SXKD của DN và nhu cầu của một bộ phận NLĐ mong muốn nâng giới hạn giờ làm thêm để có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên

Theo Phó Chủ nhiệm ủy ban các vấn đề của Quốc hội - Bùi Sỹ Lợi, việc tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi từ NLĐ và chủ sử dụng LĐ để tạo sự đồng thuận, đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên. Vấn đề để ưu tiên cho NLĐ cố gắng khắc phục những bất cập để quyền lợi được thỏa đáng. Dự thảo đảm bảo cam kết quốc tế và không được trái với hiến pháp, theo đó sẽ thể chế hóa các nghị quyết, quan điểm của Đảng theo tinh thần NQ12, đảm bảo phù hợp với hiến pháp và sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH) Phan Đức Thiện cho rằng, có 4 yếu tố xác định lương tối thiểu, trong đó tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu và khả năng chi trả của DN. Đồng thời, dự thảo bổ sung những quy định về tiền lương của NLĐ, như mức hỗ trợ tiền lương ngừng việc.

Trong khu vực DN, tiền lương là giá cả cho sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, thang lương, bảng lương, định mức lao động, tiếp tục thể chế chính sách tiền lương theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua từng bước mở rộng và tạo quyền tự chủ thực sự chủ động cho người sử dụng lao động và NLĐ trong trả lương.

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân nói, việc sửa quy định cho phù hợp hơn và đáp ứng hài hoà quyền và lợi ích của NLĐ và người sử dụng lao động. Theo ông Huân, việc thêm nhiều ngày nghỉ lễ là tốt nhưng cũng có tác động đến SXKD của DN.

Trái với quan điểm của ông Huân, đại diện Hiệp hội Dệt may cho rằng không nên thay đổi quy định về thời gian nghỉ Tết Âm lịch. Vì hiện có nhiều NLĐ đi làm xa nhà, nên DN cần có kỳ nghỉ Tết thêm, thậm chí nghỉ tới hết ngày 15 tháng Giêng để NLĐ có điều kiện về quê đoàn viên cùng gia đình và qua đó sẽ có thêm động lực để làm việc.

Ngoài ra, theo ông Bùi Sỹ Lợi, bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ là Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7) chưa chắc tốt, nên cần lấy ý kiến nhân dân. Còn việc thống nhất giờ làm của các cơ quan nhà nước nên giữ như hiện nay, không nên bàn tới việc thống nhất một khung giờ làm. Đây cũng là quan điểm của đại diện các doanh nghiệp.

ĐẶNG TIẾN
TIN LIÊN QUAN

Cần sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để luật đi vào thực tế

NAM DƯƠNG |

Bộ LĐTB&XH vừa đưa Dự thảo Bộ luật Lao động (dự thảo) ra để lấy ý kiến đóng góp từ các tầng lớp nhân dân trước khi trình trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua. Tuy nhiên, dự thảo còn nhiều quy định mơ hồ dẫn đến khó khăn khi áp dụng.

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN góp ý Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần 2

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Sáng 25.4, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN lần thứ 4 tiếp tục làm việc ngày thứ hai. Đồng chí Bùi Văn Cường - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chủ trì hội nghị. Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Thuật cùng các đồng chí trong Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dự hội nghị.

Sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012 phải đảm bảo 3 nguyên tắc

XUÂN TRƯỜNG |

Ngày 21.3, tại Hà Nội, LĐLĐ TP.Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 (sửa đổi). Các đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội; Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội chủ trì hội nghị.

Interactive: Sự tích bánh chưng bánh giầy ngày Tết vào đời Vua Hùng nào?

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm các gia đình quây quần đón Tết, cùng nấu các món ăn ngon. Có rất nhiều món ăn đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, bánh giầy, dưa hành... vô cùng hấp dẫn. Tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây của báo Lao Động để thử thách hiểu biết của bạn về các món ăn ngày Tết.

Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Thiêng liêng khoảnh khắc ra đời của những thiên thần nhỏ đêm Giao thừa

Thùy Linh- Đức Mạnh |

Vào đúng thời khắc Giao thừa, những em bé đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023 đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Khoảnh khắc những người mẹ được ôm vào lòng những thiên thần nhỏ mà mình đã "mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày" thật thiêng liêng, tràn đầy hạnh phúc.

Ý nghĩa tục xin chữ ngày đầu năm mới

Đinh Thiện - Tùng Giang |

Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Bản tin công đoàn: Công nhân mong có thu nhập tốt trong năm mới

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn ngày hôm nay có những nội dung sau: Tặng quà Tết tới người lao động ở nhiều địa phương; Cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động; Nỗi lòng người lao động đón Tết xa quê ở Bình Dương; Mong ước của công nhân trong năm mới...

Những cầu thủ tuổi Mão tài năng của bóng đá Việt Nam

Thanh Vũ |

Đội tuyển Việt Nam và bóng đá Việt Nam đang có nhiều cầu thủ tuổi Mão xuất sắc làm rạng danh bóng đá nước nhà.

Cần sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để luật đi vào thực tế

NAM DƯƠNG |

Bộ LĐTB&XH vừa đưa Dự thảo Bộ luật Lao động (dự thảo) ra để lấy ý kiến đóng góp từ các tầng lớp nhân dân trước khi trình trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua. Tuy nhiên, dự thảo còn nhiều quy định mơ hồ dẫn đến khó khăn khi áp dụng.

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN góp ý Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần 2

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Sáng 25.4, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN lần thứ 4 tiếp tục làm việc ngày thứ hai. Đồng chí Bùi Văn Cường - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chủ trì hội nghị. Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Thuật cùng các đồng chí trong Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dự hội nghị.

Sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012 phải đảm bảo 3 nguyên tắc

XUÂN TRƯỜNG |

Ngày 21.3, tại Hà Nội, LĐLĐ TP.Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 (sửa đổi). Các đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội; Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội chủ trì hội nghị.