Người lao động tự do “lao đao” vì dịch COVID-19

Lương Hạnh |

Nhiều người lao động tự do làm các nghề như chạy xe ôm, bốc vác, bán hàng rong, chở hàng thuê đa phần là những người nghèo từ các tỉnh thành xa về Thủ đô Hà Nội để kiếm kế sinh nhai. Thế nhưng, dịch COVID-19 đã khiến tất cả công việc của họ đều ngưng lại và đã đẩy người lao động tự do tới hoàn cảnh khó khăn.

Gắng làm để có tiền mua thuốc chữa bệnh

Trời tối dần, xung quanh các bến xe như Mỹ Đình, Giáp Bát..., nơi tụ tập “chỗ làm ăn” của những người lao động tự do hành nghề xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ thưa thớt hẳn so với thường ngày.

Ở một góc khuất ngay bên cạnh bến xe Mỹ Đình, bà Triệu Thị Tình (SN 1961, quê tại Thanh Hóa) ngồi bệt xuống đất chờ khách. Bà Tình cũng giống như các lao động tự do từ quê lên đây thuê trọ để kiếm thu nhập chính bằng nghề xe ôm.

Gương mặt đeo kín khẩu trang nhưng đôi măt bà Tình vẫn hiện lên sự mệt mỏi và lo lắng. Bà cho biết: “Tôi làm nghề xe ôm đã được 5 năm. Hàng ngày, tôi bắt đầu công việc từ lúc 6h sáng đến khi nào hết khách thì thôi. Lúc chưa bùng dịch, thu nhập của tôi cũng được khoảng 10 đến 20 chuyến/ ngày. Sau khi dịch bùng phát, tôi chỉ lác đác được vài chuyến, nhiều nhất cũng chỉ được 10 chuyến/ ngày”.

Bà Tình đang có bệnh trong người, một tháng khoảng từ 7 – 8 triệu đồng tiền thuốc men, bệnh viện... Tuy nhiên, bà không thể dựa vào con cái vì họ cũng đang gặp nhiều khó khăn do COVID-19, nên bà đành lên Hà Nội chạy xe ôm để có thêm tiền mua thuốc chữa bệnh.

Hoàn cảnh khó khăn của bà Tình chỉ là một trong số ít các lao động tự do tại Hà Nội. Dọc tuyến đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội, không khó để bắt gặp cảnh những lao động xe ôm nằm dài trên chiếc xe máy đợi có khách gọi.

Vẫn hy vọng một tương lai tốt hơn

Những lao động tự do chạy xe ôm còn lác đác, thưa thớt thì những gánh hàng rong gần như không còn xuất hiện trên các tuyến phố tại Hà Nội. Những người cố đạp xe với những gánh hàng như ổi, táo, củ đậu… đằng sau là những người còn sót lại đang “gồng mình” kiếm kế sinh nhai trong mùa dịch COVID-19.

Chị Nguyễn Thị Lan chờ đến xế chiều mới có nổi một khách mua hàng. Ảnh: Lương Hạnh
Chị Nguyễn Thị Lan chờ đến xế chiều mới có nổi một khách mua hàng. Ảnh: Lương Hạnh

Chị Nguyễn Thị Lan (SN 1982, quê tại Phú Thọ) đang đứng cân ổi để thanh toán cho những vị khách hiếm hoi trong ngày. Chị Lan thường đứng bán với gánh hàng của mình tại khu vực làng Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2. Chị bày tỏ: “Tôi nghỉ từ 29 Tết và lên mở hàng vào mùng 6 Tết. Mấy chị hay bán hàng cạnh tôi chắc vì dịch nên không ai từ quê lên. Hàng hóa ế ẩm. Đứng đây mãi mới có một khách mua hàng”.

Không chỉ những nhóm lao động tự do làm nghề xe ôm, bán hàng rong mà những lao động tự do làm nghề cửu vạn, bốc vác, chở hàng thuê từ khắp các tỉnh thành xa về Hà Nội cũng đang trong tình trạng chờ việc.

Tại khu chợ Nghĩa Tân vắng khách, hàng chục người làm nghề bốc vác thuê đã phải chuyển sang làm xe ôm hay vận chuyển hàng. Dù có chuyển nghề, nhưng tất cả những lao động tự do cũng không thể kiếm ra thu nhập vì không có người thuê họ. Tuy nhiên, những người lao động này vẫn luôn hy vọng họ sẽ cố gắng vượt qua được khó khăn trước mắt, có thể kiếm ra tiền để lo cho bản thân và gia đình dù ít hay nhiều.

Anh Trần Bình (SN 1978, quê ở Vĩnh Phúc) đang ngồi bệt tại một góc nhỏ cạnh cổng chợ. Anh nói: “Một bát phở trước kia chỉ có 20-30 ngàn đồng, bây giờ 35-40 ngàn đồng trong khi cả ngày không kiếm ra đồng nào cả thì khó khăn quá. Tôi còn đang nuôi hai đứa con ăn học ở quê. Tôi ở đây từ 7h sáng chờ việc, còn hơn là ở nhà sốt ruột mà không có thu nhập”.

Lương Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Hưng Yên: Có 3.404 người lao động phải nghỉ việc do cách ly bởi COVID-19

Phương Hà |

Để ghi nhận tình hình người lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, LĐLĐ tỉnh Hưng Yên đã đề nghị các cấp công đoàn trong tỉnh thống kê số lượng người và triển khai các công tác phòng dịch COVID-19.

Người lao động đặc thù ở Hải Dương được ưu tiên xét nghiệm COVID-19

Long Vũ |

Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương đã ưu tiên xét nghiệm COVID-19 cho người lao động có hoạt động đặc thù trong các doanh nghiệp như lái xe, nhân viên bán hàng, nhân viên thị trường.

Tình hình sức khoẻ bệnh nhân COVID-19 nặng ở Hải Dương

Thùy Linh |

Ngày 20.2, Tiểu ban điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo về tình trạng của bệnh nhân N.V.H, 60 tuổi, đang điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 2, Đại học Kỹ thật Y tế Hải Dương.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.