Người lao động tự do chật vật mưu sinh mùa dịch

Khánh Linh |

Thời gian gần đây, số ca mắc COVID-19 tại Hoà Bình liên tục tăng cao. Dịch bệnh phức tạp kéo dài khiến hàng nghìn lao động mất việc làm, nhiều lao động tự do chật vật với cuộc sống mưu sinh.

Lao đao vì dịch bệnh

Những ngày cuối tháng 3.2022, theo ghi nhận của PV, tại khu vực cổng bến xe khách trung tâm Hoà Bình (đường Trần Hưng Đạo, TP.Hoà Bình), những người làm nghề chạy xe ôm vẫn ngồi lặng lẽ chờ khách ở các góc đường. Người thì ngồi trong các quán nước chuyện trò, người thì tranh thủ ngả lưng ngay trên yên xe, ai cũng trong tâm thế mòn mỏi chờ khách.

Làm nghề xe ôm đến nay đã gần 20 năm, anh Nguyễn Văn Dũng (phường Hữu Nghị, TP.Hoà Bình) thở dài: “Trước đây, khi chưa có dịch, mỗi ngày kiếm được khoảng 200-300 nghìn đồng, nhưng từ khi dịch xuất hiện, ngày chỉ kiếm được vài chục bạc”.

Theo anh Dũng, có ngày không chạy được “cuốc” nào nhưng vẫn phải ra ngồi vì sợ “mất mối”. Bản thân anh là lao động chính nhưng thu nhập bấp bênh, vợ cũng là lao động tự do mất việc do bệnh dịch, hai con nhỏ còn đang đi học, cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn.

Theo chia sẻ của những người lái xe ôm ở đây, cả đội xe ôm có khoảng 20 người, quá nửa trong số đó là lao động chính của gia đình. Việc thiếu, họ phải xoay đủ nghề để cho con cái đi học. Không có thu nhập cũng khiến những lao động tự do này tính đến chuyện phải sử dụng đến số tiền tiết kiệm cuối cùng mà bấy lâu nay dành để phòng thân.

Mặc dù có cuộc sống ổn định hơn nhưng những ngày này, gia đình chị Bùi Thị Minh Phương (phường Thống Nhất, TP.Hoà Bình) vừa phải trải qua khoảng thời gian vất vả, lo âu khi 3/4 thành viên mắc COVID-19. Dịch bệnh khiến công việc của hai vợ chồng gián đoạn, thu nhập giảm sút cộng thêm những khoản chi phát sinh từ việc điều trị bệnh cũng khiến gia đình chị lao đao.

Theo chia sẻ của chị Phương, trước đây chị là giáo viên tại một cơ sở mầm non tư thục, số tiền lương tuy không nhiều nhưng cũng tạm đủ trang trải cuộc sống. Kể từ khi những làn sóng dịch liên tục ập đến, học sinh nghỉ học, chị cùng nhiều đồng nghiệp khác thất nghiệp ở nhà với hy vọng dịch bệnh sớm ổn định để được quay lại trường lớp.

“Chờ mãi bệnh dịch vẫn chưa giảm, thậm chí còn có chiều hướng tăng. Chưa tính tiền sinh hoạt hằng ngày, chỉ riêng tiền thuốc trong thời gian mắc COVID-19 của cả nhà đã tốn gần chục triệu” - Chị Phương bộc bạch.

Do tiền hỗ trợ từ nhà trường chỉ đủ trang trải một phần cuộc sống, trong thời gian nghỉ dịch, chị Phương phải nhận công việc làm thêm bên ngoài với mức lương 4 triệu đồng/ tháng để duy trì cuộc sống gia đình tạm ổn qua mùa dịch.

Lăn lộn đủ nghề mưu sinh

Theo ghi nhận của PV, tại chợ Nghĩa Phương (phường Phương Lâm, TP.Hoà Bình) - một trong những chợ tại khu vực trung tâm thành phố, trái ngược với không khí náo nhiệt thường thấy, cảnh chợ giờ đìu hiu thấy rõ, người đi chợ thưa thớt, trên khuôn mặt các tiểu thương lộ rõ nét lo lắng, buồn rầu. Ngoại trừ những giờ cao điểm người dân đi mua thực phẩm thiết yếu, cả chợ chỉ lác đác vài người mua hàng.

Chị Vũ Hiền Ly - một tiểu thương kinh doanh mặt hàng giày dép tại chợ Nghĩa Phương cho biết, đây vốn là khu chợ khá sầm uất do khu vực đông dân cư lại gần bến xe khách trung tâm. Nhưng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, người dân hạn chế đi chợ khiến cho các tiểu thương ở đây rơi vào cảnh ế ẩm. Tuy vậy, mọi người vẫn phải buôn bán cầm cự, giảm lượng hàng hóa nhập vào, cố gắng xoay xở giữa mùa dịch…

“Trước đây, mỗi tháng doanh thu cửa hàng đạt khoảng 100 triệu đồng, nhưng vào mùa dịch chỉ đạt khoảng 30 triệu đồng/tháng. Nhiều khi muốn nghỉ bán nhưng lại tiếc bởi vẫn phải trả tiền thuê nhà và các chi phí khác, mà bán thì lãi chẳng được là bao” - chị Ly chia sẻ.

Theo chị Ly, để có tiền trang trải cuộc sống mùa dịch, chị tranh thủ vừa trông cửa hàng vừa nhập thêm ít hoa quả về bán. Cứ mùa nào thức nấy, chị nhập hàng về rồi đăng lên mạng xã hội, ai đặt hàng chị sẽ ship đến tận nơi.

Không được may mắn như chị Ly, anh Bùi Xuân Trường (thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình) đã từng là ông chủ của một quán cafe nhỏ ở phố huyện, nhưng do dịch bệnh không thể trụ vững, buộc anh phải đóng cửa và đi ra ngoài kiếm việc làm thêm.

Anh Trường bộc bạch: “Cửa hàng mới mở được vài tháng thì dịch ập đến không kịp xoay sở. Mặc dù tiếc nhưng cũng đành dừng kinh doanh tạm thời, chờ đến khi dịch ổn định mới mở lại”.

Bao nhiêu vốn liếng anh Trường dồn hết vào việc sửa sang, trang trí, mua sắm bàn ghế và các đồ dùng cho quán. Kể từ khi quán cafe đóng cửa, gánh nặng cơm áo khiến anh phải đi làm thêm nhiều nghề khác nhau.

“Khi thì làm shipper, lúc thì đi lái máy xúc, cứ làm gì có tiền trang trải cuộc sống thì làm, chẳng ngại gì cả. Giờ đây, chỉ mong dịch bệnh qua nhanh để trở về cuộc sống bình thường mới, những người lao động yên tâm làm ăn, yên tâm phát triển” - anh Trường cho biết.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Dưa chuột đầu vụ được giá, nông dân Hoà Bình phấn khởi

Khánh Linh |

Hoà Bình - Dưa chuột nếp thơm Kim Bôi có vị thơm, giòn ngọt đặc trưng nên được khách hàng ưa chuộng và bán được giá cao.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hoà Bình

. |

Ngày 22.3, Đoàn công tác Trung ương do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hoà Bình: Cửa hàng xăng dầu vắng vẻ trước giờ điều chỉnh giá

Khánh Linh |

Hoà Bình - Các cửa hàng xăng dầu tại TP Hoà Bình vắng vẻ, đìu hiu trước giờ điều chỉnh giá

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Dưa chuột đầu vụ được giá, nông dân Hoà Bình phấn khởi

Khánh Linh |

Hoà Bình - Dưa chuột nếp thơm Kim Bôi có vị thơm, giòn ngọt đặc trưng nên được khách hàng ưa chuộng và bán được giá cao.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hoà Bình

. |

Ngày 22.3, Đoàn công tác Trung ương do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hoà Bình: Cửa hàng xăng dầu vắng vẻ trước giờ điều chỉnh giá

Khánh Linh |

Hoà Bình - Các cửa hàng xăng dầu tại TP Hoà Bình vắng vẻ, đìu hiu trước giờ điều chỉnh giá