Người lao động mong đợi chính sách miễn đóng bảo hiểm y tế

Bảo Hân - Đỗ Phương |

Trước đề xuất miễn đóng bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người lao động (NLĐ) bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng tiền lương, nhiều NLĐ bất ngờ nhưng rất ủng hộ chính sách này bởi sẽ được đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh.

Hỗ trợ kịp thời, đáng quý

Nữ công nhân mang thai sống trong khu phong toả tại Bắc Giang nhận quà từ Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Bảo Hân
Nữ công nhân mang thai sống trong khu phong toả tại Bắc Giang nhận quà từ Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Bảo Hân
Anh Hoàng Văn Long (sinh năm 1998, quê ở Cao Bằng) - công nhân Công ty Luxshare-ICT (KCN Quang Châu, Bắc Giang) vào công ty làm việc được 2 hôm, nhận được thông báo tạm thời nghỉ làm để phòng dịch.

Anh Long cũng như nhiều công nhân khác trong công ty gần một tháng nay phải nghỉ việc, tạm hoãn hợp đồng lao động. Trong thời gian này, anh được hưởng 75% lương cơ bản, mức 4,8 triệu đồng/tháng. Khi biết đề xuất hỗ trợ, anh Long chia sẻ “rất bất ngờ”. “Tính ra, tôi sẽ được hỗ trợ 72.000 đồng/tháng. Tổng cộng tôi sẽ không phải đóng số tiền BHYT 576.000 đồng của 8 tháng” - anh Long tính.

Anh Long chia sẻ, đây là số tiền không lớn nhưng rất kịp thời và đúng lúc. Thể hiện sự quan tâm, đồng hành của tổ chức công đoàn với công nhân lao động đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Chị Phạm Thị Dịu (công nhân đang trọ tại thôn My Điền 2, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cho rằng, công nhân như chị đang rất khó khăn sau hơn 1 tháng không được đi làm, phải ở trong phòng trọ, vì vậy, bất kỳ chính sách nào mang lại thêm lợi ích cho công nhân chị đều ủng hộ. Chị coi đây là một đề xuất kịp thời trước những khó khăn của công nhân lao động. “Thẻ bảo hiểm y tế rất quan trọng đối với công nhân, nếu không may bị bệnh gì, hoặc khi nghỉ thai sản, sinh con thì công nhân còn “bấu víu” vào, nếu không có thẻ thì thu nhập của công nhân sẽ không thể trang trải được”- chị Dịu chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Sơn (thôn Quang Biểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cũng bày tỏ ủng hộ cao với chính sách trên. Hiện chị Sơn đang trong thời gian cách ly tập trung. Trước đó, chị đã tự cách ly ở nhà 2 tuần. Hơn một tháng nay không có việc làm khiến cuộc sống của chị rất thiếu thốn. “Tôi nghĩ tháng này công ty vẫn tham gia BHXH, BHYT cho tôi, nhưng nếu dịch bệnh kéo dài thì không biết sẽ như thế nào. Vì vậy, được miễn đóng vào quỹ BHYT là một tin vui cho công nhân như chúng tôi. Dù số tiền không nhiều nhưng rất kịp thời và đáng quý” - chị Sơn bày tỏ.

Sự động viên, khích lệ lớn

Ngoài công nhân làm việc tại các DN được hỗ trợ về mức đóng BHYT, Tổng LĐLĐVN còn hướng đến NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương tại sở giáo dục dân lập, tư thục.

Chị Trần Thị Vân Anh - giáo viên Trường Mầm non Sakura - Hoa Anh Đào cơ sở 2 (xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) - đang phải nghỉ ở nhà do trường tạm thời đóng cửa. Đã 9 năm làm việc tại trường, thu nhập của chị là 6 triệu đồng/tháng. Thời gian nghỉ ở nhà, chị cũng muốn làm thêm, nhưng do phải trông con, cũng như tác động của dịch nên chị không làm được gì. Vì vậy, 1,5 tháng qua chị Vân Anh không có thu nhập. “Tôi được biết trường vẫn đang đóng BHXH, BHYT cho giáo viên trong tháng 5. Tuy nhiên, nếu nghỉ trong thời gian dài thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Nếu chủ trường thông báo không thể tiếp tục đóng BHXH, BHYT cho giáo viên thì tôi cũng sẽ thông cảm vì được biết hằng tháng họ vẫn phải chi trả khoản tiền lớn để thuê mặt bằng, trong khi không có nguồn thu. Vì vậy, được nghe về đề xuất miễn đóng BHYT cho NLĐ, tôi rất ủng hộ”- chị Vân Anh cho hay.

Chị Nguyễn Thị Lan - giáo viên trường Mầm non tư thục ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội - cho biết, đợt dịch COVID-19 ập đến vào cuối tháng 4.2021 khiến chị trở thành người thất nghiệp. Gắn bó với nghề giáo hơn 5 năm, chị Lan cho hay chưa bao giờ lại khó khăn như thời gian có dịch COVID-19. Như các đợt dịch trước, mỗi giáo viên được hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng nhưng đợt này, đã gần 2 tháng nay chị phải nghỉ việc không hưởng lương.

“Không có thu nhập chính, tôi chuyển hướng sang bán hàng online nhưng thu nhập chẳng được là bao. Trong thời gian này, nếu được miễn đóng BHYT trong 8 tháng thì đây là sự động viên, khích lệ lớn đối với chúng tôi” - chị Lan bày tỏ.

Sự hỗ trợ quý giá

Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, có khoảng 1,3 triệu lao động. Từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 tác động xấu đến sản xuất của doanh nghiệp và việc làm của người lao động. Trong năm 2020, có 100.000 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hoặc nghỉ việc không lương do dịch bệnh COVID-19. Có người thất nghiệp 2 tháng, có người 3 tháng, thậm chí có người 4 tháng không tìm được việc làm mới. Sang năm 2021, kinh tế có khởi sắc, việc làm bắt đầu ổn định trở lại, tuy nhiên đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nửa tháng nay ở Bình Dương có 3 doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động. Khi nghe tin, Tổng LĐLĐVN kiến nghị miễn đóng BHYT đối với người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều người lao động rất đồng tình.

Chị Tăng Thị Hồng Xuân (42 tuổi, quê An Giang, công nhân một công ty may mặc tại thành phố Dĩ An) chia sẻ: “Năm 2020 công ty tôi cho công nhân nghỉ việc không lương 2 tháng dịp cuối năm. Trong 2 tháng này tôi không có thu nhập để trang trải cuộc sống. Những khi ốm đau không dám đi khám bệnh vì tiền ăn và chi tiêu gia đình còn đi mượn. Bây giờ dịch bệnh ở Dĩ An vẫn còn nguy hiểm, nguy cơ bị ngưng việc vẫn còn thường trực. Trong trường hợp xấu, công ty bị ảnh hưởng dịch bệnh, bị mất việc, tôi rất mong thẻ bảo hiểm y tế vẫn được duy trì’’.

Chị Triệu Thị Chầu (33 tuổi, quê Bắc Kạn, công nhân một công ty giày da tại thành phố Thuận An) cho biết, năm 2020 chị bị chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng dịch COVID-19. Ở nhà 4 tháng, để có tiền trang trải, chị Chầu phải đi bán vé số cầm cự qua ngày. Đến nay, chị đã tìm được việc làm nhưng đời sống còn nhiều khó khăn. “Sợ nhất là công ty bị dịch COVID-19 và bị mất việc trong lúc này. Mình mới tìm được việc làm, bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng hết, bảo hiểm y tế mới đóng lại. Vốn là người có khiếm khuyết về cơ thể, hay đau ốm phải đi khám mua thuốc. Vì vậy trong trường hợp xấu nhất bị mất việc nếu được duy trì thẻ bảo hiểm y tế thì mình rất vui” - chị Chầu chia sẻ.

Cũng đồng tình với đề xuất, chị Vũ Thị Liên - Công nhân Công ty Taekwang Vina, KCN Biên Hoà 2, Đồng Nai - cho rằng, đây là chính sách thiết thực trợ giúp cho người lao động trong lúc khó khăn. Công nhân sinh sống dựa vào việc được đi làm đều đặn, nếu chẳng may bị ngừng hay mất việc làm thì thu nhập sẽ giảm mạnh, thậm chí là không có thu nhập. Do đó, mọi sự trợ giúp từ phía công ty, cơ quan chức năng đối với người lao động đều rất quý giá. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải cho người lao động ngừng việc vì không có hợp đồng, hoặc trường hợp Công ty có các trường hợp liên quan đến dịch bệnh COVID-19 thì doanh nghiệp phải cho số lượng lớn NLĐ ngừng việc theo yêu cầu của cơ quan y tế.

Chị Liên cũng cho biết: “Tại Công ty Taekwang Vina, nhiều NLĐ sinh sống ở TPHCM làm việc tại Đồng Nai cũng đang tạm thời nghỉ ở nhà để phòng, chống dịch bệnh, và được công ty hỗ trợ. Còn NLĐ ở lại Đồng Nai làm việc thì sẽ được hỗ trợ tiền ăn, ở, xe đưa rước”.Đình Trọng - Hà Anh Chiến

Bảo Hân - Đỗ Phương
TIN LIÊN QUAN

Những quy định cần biết khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế

Minh Hương |

Khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), người dùng cần lưu ý về đối tượng tham gia BHYT, thời hạn sử dụng của thẻ BHYT,...

Hồ sơ để được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Minh Hương |

Luật sư trả lời bạn đọc liên quan đến hồ sơ để được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

100% học sinh, sinh viên Đà Nẵng tham gia bảo hiểm y tế

Hữu Long |

Tính đến ngày 31.5, trên địa bàn TP.Đà Nẵng có 292.108 em học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 100%.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Những quy định cần biết khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế

Minh Hương |

Khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), người dùng cần lưu ý về đối tượng tham gia BHYT, thời hạn sử dụng của thẻ BHYT,...

Hồ sơ để được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Minh Hương |

Luật sư trả lời bạn đọc liên quan đến hồ sơ để được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

100% học sinh, sinh viên Đà Nẵng tham gia bảo hiểm y tế

Hữu Long |

Tính đến ngày 31.5, trên địa bàn TP.Đà Nẵng có 292.108 em học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 100%.