Người lao động có được từ chối làm thêm giờ không?

Tú Quỳnh |

Khi được người sử dụng lao động yêu cầu, người lao động có được từ chối làm thêm giờ không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người.

Hiện nay, áp dụng quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động năm 2012, có hai trường hợp người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối gồm:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.

Tuy nhiên, từ ngày 1.1.2021, khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, điều này đã có sự kế thừa và bổ sung.

Cụ thể, tại Điều 108 của Bộ luật nêu rõ, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, người lao động được phép từ chối làm thêm giờ trong trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bản thân theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều chỉnh quy định về làm thêm giờ đối với người lao động từ năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn

Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về giờ làm thêm như sau: Trong một số trường hợp, ngành, nghề, công việc; người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.

Các ngành, nghề và trường hợp đó gồm:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.

- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.

- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.

- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Tú Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Viên chức làm thêm giờ khi đi công tác có được trả thêm lương?

phương dung |

Xin hỏi trường hợp viên chức phải làm thêm giờ khi đi công tác có được trả thêm lương không?

Người lao động nhận lương làm thêm giờ có phải đóng BHXH?

Minh Hương |

Bạn đọc Nguyễn Hương Mai đặt câu hỏi: "Tôi làm việc theo giờ hành chính, nhưng khi cần thực hiện dự án theo yêu cầu của công ty nên phải làm thêm giờ. Vậy khi nhận lương làm thêm giờ, tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?".

Lao động là người khuyết tật có phải làm đêm, làm thêm giờ?

đặng nụ |

Bạn đọc có email hungnghiaxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Chị tôi là người khuyết tật làm việc tại một công ty hoạt động ngành nghề về mây tre đan. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật và các hành vi nào bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Viên chức làm thêm giờ khi đi công tác có được trả thêm lương?

phương dung |

Xin hỏi trường hợp viên chức phải làm thêm giờ khi đi công tác có được trả thêm lương không?

Người lao động nhận lương làm thêm giờ có phải đóng BHXH?

Minh Hương |

Bạn đọc Nguyễn Hương Mai đặt câu hỏi: "Tôi làm việc theo giờ hành chính, nhưng khi cần thực hiện dự án theo yêu cầu của công ty nên phải làm thêm giờ. Vậy khi nhận lương làm thêm giờ, tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?".

Lao động là người khuyết tật có phải làm đêm, làm thêm giờ?

đặng nụ |

Bạn đọc có email hungnghiaxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Chị tôi là người khuyết tật làm việc tại một công ty hoạt động ngành nghề về mây tre đan. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật và các hành vi nào bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật?