Người lao động chật vật vì “bão giá”

LAN NHI |

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài, giá cả hàng hoá gần đây đồng loạt tăng cao đã khiến cho nhiều người lao động tại TP.Hà Nội không khỏi lo lắng. Họ phải tìm mọi cách để cắt giảm chi tiêu, tăng ca để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Thắt chặt chi tiêu

Hai vợ chồng đều là công nhân, chị Lê Thị Liên (SN 1980, khu công nghiệp Đông Anh) những tháng vừa qua đã phải liên tục “thắt lưng, buộc bụng” vì giá cả hàng hoá tăng nhanh chóng mặt. Dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã khiến thu nhập của không ít người lao động như vợ chồng chị Liên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không chỉ cắt giảm mua các mặt hàng đắt tiền mà ngay cả trong tiêu dùng hằng ngày, chị Liên cũng phải cân nhắc, ưu tiên chọn mua những mặt hàng có giá “mềm” hơn.

Chị Lê Thị Liên chia sẻ: “Với đồng lương công nhân ít ỏi, gần đây mỗi khi ra chợ tôi đều phải cân nhắc xem hôm nay mua gì. Giá xăng tăng cao, giá hàng hoá, thực phẩm cũng nhích dần theo từng ngày. Nhiều khi tôi cầm 300.000 đồng đi chợ nhưng nếu không cân nhắc kỹ lưỡng thì rất dễ bị lạm chi”.

Cũng chật vật vì giá cả leo thang, anh Trần Văn Biên (SN 1990, chạy xe ôm tự do) cũng phải bỏ dần thói quen mua đồ tuỳ hứng. Mỗi lần đi mua sắm, anh Biên đều cố gắng cân nhắc, chọn những mặt hàng được giảm giá nhiều để tiết kiệm tiền gửi về cho gia đình ở quê. Ngoài thời gian chạy xe, anh Biên còn tranh thủ làm thêm việc vào buổi tối, nhận làm bảo vệ tại nhà hàng để có thêm thu nhập ổn định.

Nỗ lực bình ổn giá, thị trường

Mới đây, Bộ Tài chính cũng cho biết, mặt bằng giá cả thị trường trong hai tháng đầu năm 2022 có biến động tăng. Ngoài những yếu tố tác động theo quy luật hằng năm (do trùng với Tết Nguyên đán), thị trường còn chịu áp lực từ việc tăng giá các mặt hàng năng lượng trên thị trường thế giới (trong đó có mặt hàng xăng dầu và gas), cộng thêm một số mặt hàng phòng chống dịch như kit-test xét nghiệm COVID-19 tăng giá cục bộ do nhu cầu mua tích trữ và sử dụng tăng cao…

Song ở chiều ngược lại, giá bán nhiều hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đã được điều chỉnh giảm do tác động giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% giảm xuống 8% (theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ), góp phần điều tiết đáng kể lên mặt bằng giá trên thị trường. Mặt khác, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Căn cứ diễn biến giá cả thị trường hai tháng đầu năm và các dự báo cho cả năm, Bộ Tài chính nhìn nhận việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2022 có nhiều rủi ro. Vì vậy, đơn vị này cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.

Sắp tới, Bộ Tài chính cũng sẽ chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu phục vụ đời sống người dân, chủ động tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá để góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu hàng hóa. Không điều chỉnh tăng giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ những tác động đến CPI của quý II để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội - cũng thông tin, để ngăn chặn hiện tượng tăng giá bất hợp lý, Sở Công Thương đã vận động các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối ký hợp đồng với các nhà cung cấp với thời lượng hợp đồng dài hạn để bình ổn giá thường xuyên. Như vậy, sẽ giảm được sự tác động của biến động giá xăng dầu, cố gắng giữ giá thành ổn định nhất trên thị trường trong thời gian sắp tới.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Người lao động thời bão giá: Được tăng lương vài trăm là mừng lắm rồi

Minh Hà |

Vật giá leo thang khiến cuộc sống của nhiều người rơi vào cảnh khó khăn hơn, đặc biệt đối với công nhân, người lao động. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn về mức sống của người lao động trong thời kỳ "bão giá".

Vượt qua "bão giá" nhờ đồ tiếp tế của bố mẹ ở quê

MINH HÀ |

Giá xăng tăng cao kéo theo chi phí sinh hoạt đắt đỏ như "bóp nghẹt" túi tiền của nhiều người. Trong cơn bão giá, nguồn thực phẩm tiếp tế từ quê càng trở nên quý giá.

"Nutifood yêu Việt Nam" cùng mẹ Việt san sẻ nỗi lo gánh nặng tài chính trong cơn bão giá mùa dịch

Ánh Tuyết |

COVID-19 khiến rất nhiều gia đình phải đặt lại bài toán cân đối chi tiêu và đặt ưu tiên dinh dưỡng thiết yếu lên hàng đầu cho gia đình. Để giúp mọi gia đình có thể duy trì nguồn sữa dinh dưỡng cho con, Nutifood triển khai chương trình “Chung sức cùng mẹ - Đủ sữa cho con”, trợ giá 40% cho sữa “Nutifood Yêu Việt Nam”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Người lao động thời bão giá: Được tăng lương vài trăm là mừng lắm rồi

Minh Hà |

Vật giá leo thang khiến cuộc sống của nhiều người rơi vào cảnh khó khăn hơn, đặc biệt đối với công nhân, người lao động. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn về mức sống của người lao động trong thời kỳ "bão giá".

Vượt qua "bão giá" nhờ đồ tiếp tế của bố mẹ ở quê

MINH HÀ |

Giá xăng tăng cao kéo theo chi phí sinh hoạt đắt đỏ như "bóp nghẹt" túi tiền của nhiều người. Trong cơn bão giá, nguồn thực phẩm tiếp tế từ quê càng trở nên quý giá.

"Nutifood yêu Việt Nam" cùng mẹ Việt san sẻ nỗi lo gánh nặng tài chính trong cơn bão giá mùa dịch

Ánh Tuyết |

COVID-19 khiến rất nhiều gia đình phải đặt lại bài toán cân đối chi tiêu và đặt ưu tiên dinh dưỡng thiết yếu lên hàng đầu cho gia đình. Để giúp mọi gia đình có thể duy trì nguồn sữa dinh dưỡng cho con, Nutifood triển khai chương trình “Chung sức cùng mẹ - Đủ sữa cho con”, trợ giá 40% cho sữa “Nutifood Yêu Việt Nam”.