Người lao động, cán bộ công đoàn mong sớm được tăng lương tối thiểu vùng

Nam Dương |

Giá cả leo thang nhanh chóng và 2 năm qua chưa được tăng lương tối thiểu vùng khiến đời sống của công nhân lao động vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn. Ai cũng mong muốn được tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022 để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Tăng lương càng sớm càng tốt

“Muốn chứ anh”, chị Nguyễn Thị Thu Hương - CN bộ phận Plan 2 - Công ty VIệt Nam Samho (huyện Củ Chi, TPHCM) trả lời ngay tức khắc khi được hỏi có muốn được sớm tăng lương tối thiểu vùng không.

Chị Hương phân tích, đã hai năm qua, Nhà nước chưa tăng lương tối thiểu vùng, còn công ty cũng không tăng lương cho NLĐ. Trong khi đó, tác động của dịch COVID-19 năm 2021 khiến cho NLĐ phải ngừng việc nhiều tháng, thu nhập không có, các khoản tích lũy cũng không còn, thậm chí nhiều NLĐ phải đi vay mượn để trang trải cuộc sống. Dịch dã mới ổn định được vài tháng, thì giá cả tăng chóng mặt, cái gì cũng tăng.

“Rau trước đây chỉ 5.000 đồng/bó giờ lên 10.000 đồng mà cũng chỉ có chút ít, mua nấu canh thì còn tàm tạm chứ luộc thì ít lắm; gạo cũng lên 2.000 - 3.000 đồng/kg; thịt tăng thêm vài chục nghìn đồng/kg. Những người bán hàng ở chợ vì mua hàng tăng giá nên cũng bán hàng tăng lên.

Đặc biệt, trước đây đổ bình xăng chỉ 70.000 đồng giờ lên hơn 100.000 đồng, rất xót ruột”, chị Hương chia sẻ và cho biết rất mong Nhà nước có quyết định tăng lương tối thiểu vùng càng sớm càng tốt, để cho đời sống của CNLĐ bớt khổ.

Tương tự, chị Trần Thị Hoàng Trang - công nhân Công ty PouYuen Việt Nam (Quận Bình Tân) cũng chia sẻ: “Thấy cuộc sống giờ ai cũng khó khăn. Thịt, cá, rau, cụ, gạo, đường, dầu ăn… cái gì cũng lên giá, nhất là rau củ quả thì lên giá nhiều nhất. Chỉ mong sao Nhà nước sớm tăng lương tối thiểu từ đầu tháng 7.2022 để công nhân đỡ được chút nào hay chút đó”.

Chị Nguyễn Thị Tươi - CN Công ty Freetrend A (KCX Linh Trung 1, TP.Thủ Đức) - cũng than phiền gần 2 tháng nay, giá cả các đồ tiêu dùng thiết yếu đều tăng nhanh chóng và khiến cho chị khi mua bán cái gì cũng phải tính toán cân nhắc kỹ.

Tăng lương phải gắn với kiềm chế giá

Ông Lưu Kim Hồng - Chủ tịch CĐ Công ty Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao TPHCM) có khoảng gần 6.000 CN - cho biết liên tục vừa qua, ông được nghe rất nhiều lời ta thán của CNLĐ về giá cả tăng làm ảnh hưởng đến đời sống của họ. Là người cũng đi chợ mua đồ ăn cho gia đình hằng ngày, ông Hồng cũng rất thấm thía khi thấy đồ ăn, thức uống cái gì cũng lên giá kinh khủng, nhiều khi thấy xót ruột khi mua đồ. Theo ông Hồng, việc Hội đồng tiền lương quốc gia hợp và thống nhất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ lúc chưa xảy ra căng thẳng giữa Nga và Ukraina, giá xăng khi đó chỉ bằng khoảng 70% so với hiện nay, khiến giá cả mọi thứ đều còn “dễ thở”.

Nay giá xăng tăng cao đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, khiến cho các mặt hàng đều tăng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến cho đời sống của CNLĐ vốn đã gặp nhiều khó khăn càng bức bách hơn.

“Tôi rất đồng tình với mong muốn của tất cả CNLĐ là Nhà nước sớm tăng lương tối thiểu vùng”, ông Hồng nói.

Đồng tình  với quan điểm trên, ông Nguyễn Phước Đại - Chủ tịch CĐ Công ty Juki Việt Nam (KCX Tân Thuận, TPHCM) - nói thêm: ‘Đã 2 năm qua, Nhà nước không tăng lương tối thiểu vùng.

Như vậy, CNLĐ đã rất chia sẻ với doanh nghiệp, dù chính họ cũng gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Mức tăng lương tối thiểu vùng 6% là thấp so với mong muốn của CNLĐ, vì thế Nhà nước cần sớm tăng lương tối thiểu vùng để giúp cho NLĐ được bù đắp phần thiệt thòi của mình càng sớm càng tốt”.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Mong việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng được Thủ tướng quan tâm

Thành Nhân |

Người lao động (NLĐ) ở ĐBSCL có ý kiến mong muốn được Thủ tướng Chính phủ quan tâm về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo mức sống so với giá cả thị trường tăng cao như hiện nay.

Tăng lương tối thiểu vùng là cấp bách, không thể trì hoãn

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Chuyên gia, người lao động đều cho rằng, rất cần tăng lương tối thiểu (LTT) vùng từ 1.7.2022 theo như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để đời sống của người lao động (NLĐ) bớt khó khăn sau tác động của dịch COVID-19.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người lao động đang rất "ngóng chờ" chính sách tăng lương tối thiểu vùng. Bởi, thời gian vừa qua, người lao động đã chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đến thời điểm này, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch và giá hàng hoá tăng cao.

Lương tối thiểu vùng có thể tăng từ 1.7.2022

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết nội dung trên tại Hội nghị triển khai các nội dung phối hợp thực hiện Nghị quyết 02/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” (Nghị quyết 02/NQ-TW) được tổ chức chiều 18.5, do Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN và Ban Dân vận Trung ương phối hợp tổ chức.

Yêu cầu rà soát liên quan đến lương tối thiểu vùng

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc rà soát địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Mong việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng được Thủ tướng quan tâm

Thành Nhân |

Người lao động (NLĐ) ở ĐBSCL có ý kiến mong muốn được Thủ tướng Chính phủ quan tâm về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo mức sống so với giá cả thị trường tăng cao như hiện nay.

Tăng lương tối thiểu vùng là cấp bách, không thể trì hoãn

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Chuyên gia, người lao động đều cho rằng, rất cần tăng lương tối thiểu (LTT) vùng từ 1.7.2022 theo như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để đời sống của người lao động (NLĐ) bớt khó khăn sau tác động của dịch COVID-19.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người lao động đang rất "ngóng chờ" chính sách tăng lương tối thiểu vùng. Bởi, thời gian vừa qua, người lao động đã chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đến thời điểm này, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch và giá hàng hoá tăng cao.

Lương tối thiểu vùng có thể tăng từ 1.7.2022

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết nội dung trên tại Hội nghị triển khai các nội dung phối hợp thực hiện Nghị quyết 02/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” (Nghị quyết 02/NQ-TW) được tổ chức chiều 18.5, do Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN và Ban Dân vận Trung ương phối hợp tổ chức.

Yêu cầu rà soát liên quan đến lương tối thiểu vùng

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc rà soát địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng.