Người bán hàng rong tạm “lánh” về quê, mong nhận được hỗ trợ

Bảo Hân |

Đang "tạm lánh" ở quê trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều người bán hàng rong bày tỏ mong muốn nhận được hỗ trợ để tháo gỡ phần nào khó khăn.

Thời gian gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy, những gánh hàng rong gần như đã "biến mất" khỏi nhiều con đường, tuyến phố ở Hà Nội. Nhiều người trong số họ đã về quê tạm lánh, chờ nhịp sống trở lại bình thường.

Do dịch COVID-19, vợ chồng bà Đỗ Thị Chín (quê xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã về quê từ ngày 23.5. Vợ chồng bà Chín vốn buôn bán đồng nát ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Làm công việc này đã hơn 10 năm, trải qua nhiều khó khăn, nhưng chưa bao giờ ông bà gặp sóng gió lớn như thời gian vừa qua. “Từ hồi có dịch COVID-19, thu nhập của cả hai vợ chồng giảm xuống chỉ còn hơn một nửa: Trước đây là 5-6 triệu đồng/tháng, nay chỉ còn khoảng 3 triệu đồng/tháng. Có ngày không được đồng nào”- bà Chín chia sẻ.

Thu nhập giảm nặng nề, lo lắng bị lây nhiễm bệnh, trong khi đó, ở quê đang trong thời gian thu hoạch lúa nên vợ chồng bà Chín quyết định về quê.

“Tôi chưa có kế hoạch lên Hà Nội vì chưa biết tình hình dịch sắp tới sẽ thế nào. Chồng tôi muốn lên nhưng cũng e ngại. Giờ lên mà việc buôn bán vẫn ảm đạm, thu nhập thấp như vậy thì thà ở quê còn hơn”- bà Chín cho hay.

Về quê, điều khiến bà Chín “xót” nhất là dù không kiếm ra tiền nhưng do đã thuê lâu dài nên bà vẫn phải đóng tiền nhà 1 triệu đồng/tháng. Trước thông tin Bộ LĐTBXH vừa trình Chính phủ đề xuất có các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch - trong đó có gói hỗ trợ được đề xuất lên tới 27.600 tỉ đồng - bà Chính bày tỏ hy vọng và mong được hỗ trợ để giảm bớt khó khăn. “Tôi chỉ cần được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng- bằng với mức tiền thuê nhà là đã vui mừng lắm rồi”- bà Chín bày tỏ.

Chị Lê Thị Sáu (xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) – người bán hàng rong khu vực bến xe Giáp Bát (Hà Nội) đã về quê ngay từ đầu năm 2021. Lý do là từ khi có dịch, chị bán hàng khó khăn hơn, thu nhập giảm đi trông thấy. “Lên Hà Nội, một tháng phải thuê trọ 1,5 triệu đồng (2 người cùng ở), trong khi một ngày bán hàng cao nhất chỉ lãi được khoảng 100.000 đồng, có khi còn không được đồng nào nên tôi chưa muốn lên”- chị Sáu nói.

Ở quê, chị không phải mất tiền nhà, còn các khoản chi trông chờ vào mức hưởng trợ cấp con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học mà chị đang hưởng. “Tôi chưa biết được thông tin về gói hỗ trợ, nhưng bất cứ sự hỗ trợ nào đối với những người có thu nhập thấp, bấp bênh như chúng tôi cũng đều đáng quý”- chị Sáu chia sẻ.

Được biết, Bộ LĐTBXH vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19. Gói hỗ trợ được đề xuất có trị giá gần 27.600 tỉ đồng. Những người bán hàng rong, hay còn được gọi chung là lao động phi chính thức, như bà Chín, chị Sáu cũng đang rất cần được hưởng lợi từ gói hỗ trợ này.

Trao đổi với báo chí mới đây, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, nói sắp xếp thứ tự ưu tiên của các chính sách hỗ trợ lần này nên là khu vực phi chính thức; tiếp đến là công nhân mất việc, làm cầm chừng, giảm sút thu nhập, đặc biệt trong vùng cách ly, giãn cách xã hội.

Nếu được như vậy, những người bán hàng rong sẽ đỡ đi rất nhiều khó khăn, nhất là sau lưng họ còn là gánh nặng gia đình, con cái...

Tiếp tục hy vọng được hỗ trợ

Chị Vân Anh, giáo viên mầm non tư thục ở Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội cũng không nhận được hỗ trợ từ gói hỗ trợ 90.000 tỷ đồng trước đây. “Tôi nhớ, lần trước, nhà trường đã lên danh sách giáo viên đủ điều kiện; rồi nộp hồ sơ, thậm chí phải làm đi làm lại nhiều lần theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục- đào tạo, nhưng chúng tôi không ai được nhận tiền hỗ trợ”- chị Vân Anh kể lại. Theo chị Vân Anh, nếu chính sách ban hành, chị vẫn sẽ tiếp tục làm hồ sơ để hy vọng được hưởng hỗ trợ. “Nếu lần này được hỗ trợ thì rất tốt, an ủi một phần đối với những giáo viên mầm non đang gặp khó khăn như chúng tôi”- chị Vân Anh bày tỏ.

Từ khi nghỉ làm từ đầu tháng 5.2021 do trường phải đóng cửa, chị Vân Anh chủ yếu ở nhà để trông con. Do bận rộn, hơn nữa, do tác động của dịch, nên dù rất muốn chị không thể đi làm thêm, kiếm chút tiền trang trải cuộc sống.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng các gói hỗ trợ để đẩy nhanh chuyển đổi số

Lam Duy |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động, các khóa đào tạo chuyên gia và cấp chứng chỉ đào tạo chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.

Đề xuất gói hỗ trợ gần 27.600 tỉ đồng: Ai cần được hỗ trợ đầu tiên?

Anh Tuấn |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa trình Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19. Trong đó có gói hỗ trợ được đề xuất lên tới 27.600 tỉ đồng.

Vẻ đẹp không bao giờ cũ - Những gánh hàng rong

Việt Văn |

Một sáng mùa xuân, mưa phùn lất phất bay, khách qua đường ồ lên ngoái nhìn người bán hàng rong như chở cả mùa xuân trên chiếc xe. Bao loài hoa bao sắc màu làm xôn xao cả phố phường và gương mặt hồn hậu chất phác của người bán là “hoa của đất”...

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Xây dựng các gói hỗ trợ để đẩy nhanh chuyển đổi số

Lam Duy |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động, các khóa đào tạo chuyên gia và cấp chứng chỉ đào tạo chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.

Đề xuất gói hỗ trợ gần 27.600 tỉ đồng: Ai cần được hỗ trợ đầu tiên?

Anh Tuấn |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa trình Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19. Trong đó có gói hỗ trợ được đề xuất lên tới 27.600 tỉ đồng.

Vẻ đẹp không bao giờ cũ - Những gánh hàng rong

Việt Văn |

Một sáng mùa xuân, mưa phùn lất phất bay, khách qua đường ồ lên ngoái nhìn người bán hàng rong như chở cả mùa xuân trên chiếc xe. Bao loài hoa bao sắc màu làm xôn xao cả phố phường và gương mặt hồn hậu chất phác của người bán là “hoa của đất”...