Ngược đãi người lao động, có thể bị phạt tới 75 triệu đồng

ÁI VÂN |

Theo nghị định mới, người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt từ 50-75 triệu đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

Phạt tiền từ 3-7 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;

Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác;

Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 50-75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động phạt đến 25 triệu đồng

Nghị định cũng quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về giao kết hợp đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 2-25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động; buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Nghị định nêu rõ: Các mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15.4.2020.

ÁI VÂN
TIN LIÊN QUAN

23.581 người lao động Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam

ANH THƯ |

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có 27.347 người lao động Hàn Quốc đang làm việc tại địa phương như: Hà Nội, TPHCM, tỉnh Đồng Nai..., trong đó có 3.766 lao động Hàn Quốc về nước chưa quay lại làm việc.

Giúp người lao động an toàn trong mùa dịch COVID-19

Mai An |

Đến nay, tỉnh Lâm Đồng hiện chưa xuất hiện ca nhiễm dịch bệnh COVID-19 nào. Nhưng với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các cấp Công đoàn (CĐ) trong tỉnh đã xây dựng nhiều giải pháp đảm bảo cho công nhân làm việc tại các doanh nghiệp, trong đó tuyên truyền vẫn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.

Giúp người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp

Nam Dương |

Những ngày này và trong dịp Tết vừa qua, gần 150 công nhân (CN) của Công ty TNHH AF Group (chuyên gia công đế lót giày, 100% vốn của Mỹ, Khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh), dù gặp nhiều khó khăn vì chủ công ty bỏ đi, nhưng vẫn tạm thời yên tâm sinh sống do có tiền trợ cấp thất nghiệp. Điều đáng nói, khoản tiền trợ cấp thất nghiệp này có được từ sự trợ giúp của tổ chức công đoàn (CĐ) TP.Hồ Chí Minh.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

23.581 người lao động Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam

ANH THƯ |

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có 27.347 người lao động Hàn Quốc đang làm việc tại địa phương như: Hà Nội, TPHCM, tỉnh Đồng Nai..., trong đó có 3.766 lao động Hàn Quốc về nước chưa quay lại làm việc.

Giúp người lao động an toàn trong mùa dịch COVID-19

Mai An |

Đến nay, tỉnh Lâm Đồng hiện chưa xuất hiện ca nhiễm dịch bệnh COVID-19 nào. Nhưng với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các cấp Công đoàn (CĐ) trong tỉnh đã xây dựng nhiều giải pháp đảm bảo cho công nhân làm việc tại các doanh nghiệp, trong đó tuyên truyền vẫn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.

Giúp người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp

Nam Dương |

Những ngày này và trong dịp Tết vừa qua, gần 150 công nhân (CN) của Công ty TNHH AF Group (chuyên gia công đế lót giày, 100% vốn của Mỹ, Khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh), dù gặp nhiều khó khăn vì chủ công ty bỏ đi, nhưng vẫn tạm thời yên tâm sinh sống do có tiền trợ cấp thất nghiệp. Điều đáng nói, khoản tiền trợ cấp thất nghiệp này có được từ sự trợ giúp của tổ chức công đoàn (CĐ) TP.Hồ Chí Minh.