Nghiên cứu cho người lao động ngành du lịch vay vốn

Hữu Long |

Dịch COVID-19 là gây ra cú sốc cho ngành du lịch TP.Đà Nẵng khi hàng vạn người lao động mất việc, doanh nghiệp và các khách sạn nhà hàng lâm vào cảnh phá sản. Trước thực trạng này, ngành du lịch TP.Đà Nẵng đã đề xuất nhiều giải pháp với chính quyền thành phố để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng trong giai đoạn khó khăn này...

Chồng chất khó khăn

Trải qua 4 đợt dịch COVID-19 nên gần như toàn bộ hoạt động du lịch của TP.Đà Nẵng lâm vào cảnh lao đao. Trước dịch, toàn thành phố Đà Nẵng có với hơn 5.000 doanh nghiệp du lịch hoạt động thì đến nay đã đóng cửa hơn 90%. Riêng Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng có 1.000 doanh nghiệp hội viên thì có đến gần 10% đã giải thể, số còn lại đóng cửa, người lao động nghỉ việc hàng loạt.

Chỉ cần dạo một vòng quanh các tuyến đường du lịch, tuyến đường ven biển tại Đà Nẵng có thể thấy, cái hình ảnh vốn đông vui đã lùi vào dĩ vãng. Thay vào đó, các tuyến phố du lịch, các vệt khách sạn ven biển vì không có khách nên giờ đóng cửa im lìm, xuống cấp la liệt. Cũng có không ít chủ khách sạn tại những vị trí đắc địa ven biển Đà Nẵng vì không thể gồng nổi các khoản nợ, chi phí hoạt động nên đành rao bán trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.

Ông Nguyễn Văn Thủy - Chủ khách sạn tại tuyến phố đi bộ An Thượng cho biết, gần như 100% khách sạn ở khu vực phố đi bộ An Thượng giờ đều không có khách. Trước dịch, một số khách sạn vì muốn tiết giảm chi phí nên cho người lao động nghỉ việc và đóng cửa, thậm chí rao bán. Một số khách sạn thì duy trì nhưng phải cắt giảm toàn bộ các chi phí như điện nước, nhân công, bảo vệ.

“Tôi vẫn biết là tình cảnh ế ẩm này là do dịch COVID-19, cũng là tình hình chung của thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong muốn cơ quan chức năng, lãnh đạo ngành du lịch cần có giải pháp, có chính sách hỗ trợ người lao động, các đơn vị lữ hành, chủ khách sạn để chúng tôi vượt qua khó khăn trước mắt“ - ông Thủy chia sẻ.

Cần có giải pháp dài hơi

Trước mong muốn của một số nhóm đối tượng trong ngành du lịch, ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, Hiệp hội đã đề xuất nhiều giải pháp với thành phố để hỗ trợ người lao động ngành du lịch trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh COVID-19.

Cụ thể, Hiệp hội đã đề xuất và được UBND TP.Đà Nẵng đồng ý chủ trương, giao cho các sở ngành nghiên cứu cho người lao động ngành du lịch vay vốn từ ngân hàng chính sách, mỗi người lao động dự kiến được vay tối đa 100 triệu đồng, trong thời gian 3 đến 5 năm.

Mục tiêu là giúp người lao động duy trì cuộc sống, dự kiến thời gian vay như vậy đủ để thị trường phục hồi, từ đó người lao động ngành du lịch sẽ có thu nhập để trả khoản vay trên. Hiện số người lao động đã đăng ký vay là gần 2.000 người và Hiệp hội đang tiếp tục nhận đăng ký.

Một trong những vấn đề khó khăn hiện nay chính là việc xác định đối tượng để được hưởng tiền vay vốn từ ngân hàng chính sách. Về việc này, ông Cao Trí Dũng cho biết, hiện Sở Tài chính đang xây dựng kế hoạch, ban hành các tiêu chí cụ thể về đối tượng được vay vốn để Hiệp hội sớm triển khai thực hiện chủ trương của thành phố.

Còn về lâu dài, ông Cao Trí Dũng cho biết thêm, Hiệp hội sẽ đề xuất thêm nhiều giải pháp để giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng mong muốn thành phố, các bộ ngành trung ương, Chính phủ cần có những gói cứu trợ mới dễ tiếp cận cho người lao động; giải cứu doanh nghiệp bằng các chính sách tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi vay; có các chính sách khuyến khích thị trường khi dịch bệnh được kiểm soát và du lịch được phục hồi.

Được biết, trước đó tại cuộc họp bàn các giải pháp về phát triển du lịch vào đầu tháng 4, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu UBND thành phố, Sở Du lịch và các sở ngành liên quan tham mưu triển khai các hoạt động kích cầu du lịch; hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp quyết liệt thực hiện chuyển đổi số trong hỗ trợ kinh doanh, tổ chức hội chợ du lịch quốc tế hằng năm...

Đồng thời, bản thân mỗi doanh nghiệp du lịch lữ hành cần thay đổi phương thức tiếp cận nguồn khách, duy trì việc đào tạo nguồn nhân lực, chủ động vượt khó vươn lên để tìm ra sản phẩm mới.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    • STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Tầm nhìn dài hạn giúp du lịch Đà Nẵng "biến nguy thành cơ"

Hữu Long |

Trong thời điểm dịch COVID-19, một số doanh nghiệp du lịch có tiềm lực tài chính, có tầm nhìn dài hạn sẽ có thể sẽ “biến nguy thành cơ” bằng cách tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường nguồn khách.

Các DN du lịch Đà Nẵng: Đề xuất mỗi lao động được hỗ trợ vay 100 triệu

Tường Minh |

“Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện gặp khó khăn chồng chất. Bây giờ doanh nghiệp đặt vấn đề đóng cửa thế nào, tồn tại ra làm sao, chứ không còn đặt vấn đề bao giờ quay lại hoạt động nữa”, ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Đà Nẵng nói.

Phục hồi du lịch trong trạng thái “bình thường mới”

Hữu Long - Cát Tường |

Theo chính quyền thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngay khi dịch bệnh COVID -19 được khống chế cơ bản, Hội An đã nhanh chóng bắt tay mở lại một số hoạt động du lịch có điều kiện. Trước mắt, Hội An mở cửa trở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm... Người dân, doanh nghiệp, chính quyền TP.Hội An xác định chung sống với dịch trong trạng thái “bình thường mới”. Nếu mất đi nguồn thu du lịch, không chỉ người dân mà doanh nghiệp cũng sẽ nối tiếp nhau phá sản, hậu quả về kinh tế xã hội sẽ rất lớn.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tầm nhìn dài hạn giúp du lịch Đà Nẵng "biến nguy thành cơ"

Hữu Long |

Trong thời điểm dịch COVID-19, một số doanh nghiệp du lịch có tiềm lực tài chính, có tầm nhìn dài hạn sẽ có thể sẽ “biến nguy thành cơ” bằng cách tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường nguồn khách.

Các DN du lịch Đà Nẵng: Đề xuất mỗi lao động được hỗ trợ vay 100 triệu

Tường Minh |

“Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện gặp khó khăn chồng chất. Bây giờ doanh nghiệp đặt vấn đề đóng cửa thế nào, tồn tại ra làm sao, chứ không còn đặt vấn đề bao giờ quay lại hoạt động nữa”, ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Đà Nẵng nói.

Phục hồi du lịch trong trạng thái “bình thường mới”

Hữu Long - Cát Tường |

Theo chính quyền thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngay khi dịch bệnh COVID -19 được khống chế cơ bản, Hội An đã nhanh chóng bắt tay mở lại một số hoạt động du lịch có điều kiện. Trước mắt, Hội An mở cửa trở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm... Người dân, doanh nghiệp, chính quyền TP.Hội An xác định chung sống với dịch trong trạng thái “bình thường mới”. Nếu mất đi nguồn thu du lịch, không chỉ người dân mà doanh nghiệp cũng sẽ nối tiếp nhau phá sản, hậu quả về kinh tế xã hội sẽ rất lớn.