Nghịch lý cung - cầu lao động tại Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, ngay từ những ngày đầu sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn từ các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN giày da và may mặc tuyển dụng số lượng lớn lao động phổ thông. Tuy nhiên, đến nay số lao động tuyển được rất ít mặc dù DN đã đưa ra nhiều chính sách tốt ưu đãi người lao động.

Yêu cầu thấp, ưu đãi nhiều vẫn không tuyển đủ lao động

Theo ghi nhận của PV, hiện nay các DN đưa ra rất nhiều ưu đãi tốt để tuyển dụng được lao động, thậm chí nhiều DN còn không bắt buộc giấy khám sức khoẻ khi tuyển dụng lao động. Như: Công ty TNHH NYV Việt Nam (TP.Long Khánh) chỉ cần người ứng tuyển trong độ tuổi lao động mà không đòi hỏi tay nghề, chỉ cần biết đọc, biết viết; Công ty TNHH Prowell tuyển dụng 3.000 lao động nhưng ưu đãi trả lại phí khám sức khoẻ cho công nhân mới; Công ty TNHH Pousung Việt Nam (huyện Trảng Bom) thậm chí không cần khám sức khoẻ trước - để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất.

Ông Lê Nhật Trường - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Công ty có 25.000 lao động) cho biết: Hiện công ty đang có nhu cầu tuyển dụng hơn 3.000 lao động phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh và để bù đắp lại số lượng công nhân “nhảy việc”. Để thu hút NLĐ, công ty có nhiều chính sách hấp dẫn: Công nhân đến nhà máy sẽ được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm, tiền thưởng tháng 13 và phúc lợi khác như phụ cấp sinh hoạt phí, tiền thưởng sản xuất, tiền thưởng đoàn đội, tiền ngoại ngữ và chuyên môn, quà tặng dịp lễ tết sinh nhật. Công nhân mới vào làm việc còn nhận được tiền thưởng khích lệ. Ngoài ra, để tạo sự hứng khởi cho NLĐ, trong những ngày làm việc đầu năm, Công ty còn tổ chức phát sữa, lì xì đầu năm 200 nghìn đồng/người cho tất cả NLĐ làm việc…

“Tuy nhiên, đến nay việc tuyển dụng lao động cũng rất khó khăn, mỗi ngày doanh nghiệp chỉ tuyển dụng được vài chục lao động. Tuyển được lao động nữ rất hiếm, chỉ tuyển được lao động nam trong các công việc về ngành gỗ. Đa phần các công nhân này được giới thiệu tới công ty, rất ít lao động trực tiếp tới công ty để xin việc” - ông Trường chia sẻ.

Lý giải về vấn đề này, ông Trường cho biết, hiện nay người lao động có quá nhiều lựa chọn trong việc tuyển dụng. Đối với Công ty TNHH Pousung Việt Nam, các chế độ phúc lợi cho NLĐ rất tốt, ít phải tăng ca, nhưng việc ít phải tăng ca lại là “điểm yếu” trong việc tuyển dụng lao động - do nhiều NLĐ thích tăng ca nhiều để được hưởng mức thu nhập cao hơn. Nhiều lao động từ các tỉnh Tây Nguyên và lao động ở các tỉnh phía Bắc vào làm ở những doanh nghiệp này rất nhiều.

Tương tự, tại Công ty Changshin Việt Nam tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đang có nhu cầu mở rộng sản xuất tại các huyện Long Thành và huyện Tân Phú, tuyển dụng lao động không hạn chế nhưng vẫn không tuyển đủ lao động.

Ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Changshin Việt Nam (có khoảng 35.000 công nhân) - cho biết, đơn hàng đến hết năm 2021 đã vượt gần như gấp đôi công suất. Công ty đang xây dựng 2 nhà xưởng mới nữa để đáp ứng việc thực hiện các đơn hàng. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là không tuyển đủ lao động.

Tỉ lệ được tuyển dụng từ Trung tâm dịch vụ việc làm không cao

Ở chiều ngược lại, để tìm kiếm việc làm, người lao động có rất nhiều “kênh” thông qua bạn bè người thân giới thiệu hay từ chính các DN thông báo tuyển dụng hoặc thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lao động không tìm kiếm được việc làm phù hợp.

Bà Trần Thị Hiệp (50 tuổi, ngụ TP.Biên Hoà) - từng là công nhân một công ty may tại TP.Biên Hoà nhưng phải nghỉ việc do doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Đến nay, dù đã thử một số nơi bà vẫn chưa xin được việc. Theo tìm hiểu của PV, nguyên nhân việc tuyển dụng đa phần tập trung vào lao động phổ thông, có sức khoẻ còn trẻ. Còn đối với một số lao động lớn tuổi lại không phù hợp với yêu cầu tuyển dụng lao động của DN.

Tương tự, tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai, thường xuyên tổ chức các sàn giao dịch việc làm - các doanh nghiệp tới tuyển dụng cũng đa phần là tuyển lao động phổ thông, tỉ lệ được tuyển dụng cũng thấp. Như sàn giao dịch việc làm lưu động lần thứ 193 tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai (huyện Long Thành) có trên 40 doanh nghiệp đăng ký tham gia với nhu cầu hơn 4.000 lao động (chủ yếu là lao động phổ thông), nhưng trong số gần 1.000 người lao động đến nhận tư vấn, xin việc thì chỉ có khoảng 200 lao động được tuyển dụng.

Trao đổi với PV báo Lao Động, bà Trần Thị Thuỳ Trâm - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai - cho biết, hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp vẫn chủ yếu tập trung ở lao động có trình độ sơ cấp nghề và lao động phổ thông để phục vụ cho các hoạt động sản xuất.

“Hiện nay, do đang ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên các sàn giao dịch việc làm chưa thể mở lại để hỗ trợ NLĐ” - bà Trâm chia sẻ.

Để hỗ trợ việc làm cho NLĐ, bà Nguyễn Thị Tuyết - Chủ tịch Công đoàn các KCN Biên Hòa - cho hay, đơn vị từ sớm đã kết nối NLĐ mất việc làm đến các DN có nhu cầu tuyển dụng số lượng lao động lớn trong các KCN Biên Hòa. Theo đó, đơn vị đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thất nghiệp, bị ảnh hưởng việc làm do dịch bệnh. Công đoàn KCN vẫn đang tích cực giới thiệu lao động cho các DN tuyển dụng gấp lao động phổ thông, vừa giúp DN tìm kiếm được nguồn nhân lực, vừa giải quyết việc làm kịp thời cho NLĐ.

Ngoài ra, để kết nối NLĐ và doanh nghiệp, các cấp Công đoàn Đồng Nai đã đăng tải các thông tin tuyển dụng, vị trí công việc và mức lương rõ ràng trên các trang Facebook, Zalo của Công đoàn để người lao động biết thông tin, chủ động tìm hiểu và kiếm được công việc phù hợp với năng lực của mình, đặc biệt là những lao động lớn tuổi và lao động bị mất việc làm cho ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 năm 2020.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Vụ ngừng việc tập thể ở Tiền Giang: Công nhân đã trở lại làm việc

Kỳ Quan |

Sau 3 ngày ngừng việc tập thể (từ ngày 25-27.2), với sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn địa phương và thiện chí của các bên, sáng 1.3, khoảng 8.200 công nhân lao động (CNLĐ) Công ty TNHH Túi xách Simone Việt Nam (Khu công nghiệp Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã trở lại làm việc bình thường.

Thái Nguyên: Gần 100% người lao động đã trở lại làm việc

Hà Anh |

Ngày 1.3, ông Phạm Việt Dũng - Phó Chủ tịch Phụ trách Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên - cho biết, tính đến hết ngày 28.2, số lượng công nhân tại các đơn vị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trở lại làm việc đã xấp xỉ 100% sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Doanh nghiệp ở Cẩm Giàng có thể hoạt động trở lại từ 1.3

Mai Dung |

Ngày 27.2.2021, UBND tỉnh Hải Dương ban hành công văn số 654/UBND – VP hướng dẫn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn với phòng chống COVID-19 trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Vụ ngừng việc tập thể ở Tiền Giang: Công nhân đã trở lại làm việc

Kỳ Quan |

Sau 3 ngày ngừng việc tập thể (từ ngày 25-27.2), với sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn địa phương và thiện chí của các bên, sáng 1.3, khoảng 8.200 công nhân lao động (CNLĐ) Công ty TNHH Túi xách Simone Việt Nam (Khu công nghiệp Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã trở lại làm việc bình thường.

Thái Nguyên: Gần 100% người lao động đã trở lại làm việc

Hà Anh |

Ngày 1.3, ông Phạm Việt Dũng - Phó Chủ tịch Phụ trách Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên - cho biết, tính đến hết ngày 28.2, số lượng công nhân tại các đơn vị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trở lại làm việc đã xấp xỉ 100% sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Doanh nghiệp ở Cẩm Giàng có thể hoạt động trở lại từ 1.3

Mai Dung |

Ngày 27.2.2021, UBND tỉnh Hải Dương ban hành công văn số 654/UBND – VP hướng dẫn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn với phòng chống COVID-19 trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.