Ngày mai diễn ra hội thảo Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đoàn viên, người lao động

Nhóm PV |

14h chiều 17.4.2024, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đoàn viên, người lao động”. Hội thảo sẽ nêu ra thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất trong tình hình mới.

Những năm qua, thông qua việc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội giữa lực lượng Công an và các cấp Công đoàn đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phối hợp.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc bảo đảm an ninh trật tự trong công nhân đặt ra yêu cầu cao hơn do xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp.

Theo đó, ngày càng nhiều loại tội phạm len lỏi vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi ở của công nhân lao động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự trong khu vực và đe dọa cuộc sống yên bình của công nhân lao động. Tội phạm “tín dụng đen” ráo riết hoạt động trở lại với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp và công khai hơn.

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội làm thay đổi căn bản hình thức tiếp nhận và chia sẻ thông tin của con người, hầu hết công nhân lao động đều có điện thoại thông minh. Nhiều tội phạm lợi dụng mạng xã hội để tiếp cận dụ dỗ, lôi kéo công nhân.

Hội thảo Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đoàn viên, người lao động” được tổ chức với sự tham dự của đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an), đại diện Liên đoàn lao động tỉnh, TP, huyện và các chuyên gia, luật sư trong lĩnh vực an ninh, an toàn lao động.

Tại đây, đại diện các đơn vị, chuyên gia sẽ trình bày nhiều vấn đề cấp bách, như vấn nạn sử dụng công nghệ cao “móc túi” công nhân; thực trạng tín dụng đen bủa vây công nhân, người lao động; vai trò của tổ chức công đoàn trong việc ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội trong công nhân, người lao động…

Hội thảo được tổ chức vào lúc 14h ngày 17.4.2024 tại Hội trường tầng 6, Báo Lao động, số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hội thảo được tường thuật trực tiếp trên laodong.vn.

Ý kiến về vấn đề thiếu trường học cho con công nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ, TS. Phạm Thị Thu Lan - Viện Công nhân, Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, đa số công nhân Việt Nam ở các khu đô thị là lao động di cư từ nông thôn, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực chế biến, chế tạo và trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, chiếm tới 65-75%. Việc thiếu trường học cho con khiến công nhân phải tự xoay sở bằng cách gửi con về quê khiến con cái thiếu thốn tình cảm cha mẹ; hay gửi con ở cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục - thời gian linh hoạt, nhưng chi phí quá cao cho bố mẹ hoặc nguy cơ không an toàn cho con cái...

Theo bà Lan, chính quyền cần quan tâm phân bổ quỹ đất, hỗ trợ kinh phí, thu hút các nguồn lực để xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non tại các khu công nghiệp có đông công nhân lao động, gần nơi làm việc để công nhân có thể yên tâm lao động sản xuất.

Còn theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, việc phát triển nhà ở xã hội/nhà ở cho công nhân là một trong những biện pháp tối ưu giúp ngăn chặn nguy cơ, nâng cao chất lượng sống cho công nhân, người lao động. Giúp công nhân có được chỗ ở ổn định tại các khu nhà đảm bảo chất lượng để nâng cao chất lượng cuộc sống, yên tâm làm việc là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Liên quan đến điều này, việc Chính phủ phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp trong đó có công nhân là hết sức đúng đắn và nhân văn, đảm bảo đúng tinh thần của luật “đất đai là tài sản của người dân”.

Ông Đính cho biết, khi các quy định trong Luật có hiệu lực, nhiều khó khăn, vướng mắc trong khâu đầu tư, phát triển và phân phối bao gồm cả bán, cho thuê, cho thuê mua phân khúc nhà này sẽ có nhiều sự cải thiện. Từ đó, góp phần nâng cao cơ hội tiếp cận nhà ở giá bình dân cho người thu nhập thấp, trong đó có lực lượng công nhân.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Bị nợ lương, người lao động phải làm gì để đòi lại quyền lợi?

Nhóm PV |

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đưa ra các lý do để biện minh việc nợ lương kéo dài. Nợ lương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động, gây bức xúc trong xã hội. Khi bị nợ lương, người lao động phải làm gì để đòi được quyền lợi của mình? Báo Lao Động trao đổi với luật sư Lưu Phương Nhật Thùy - Đoàn Luật sư TPHCM về vấn đề này.

Người lao động được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hà Anh |

BHXH Việt Nam trả lời câu hỏi của bạn đọc về chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

86 doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị Người lao động

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 13.4, Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai cho biết trong quý I.2024 đã có 86 doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức Hội nghị Người lao động.

Bố của bé gái 12 tuổi mang thai căm phẫn tiết lộ danh tính kẻ ấu dâm

Lan Hương - Đền Phú |

Bố của bé gái 12 tuổi vừa sinh con cho biết: “Tôi rất đau lòng, cháu còn quá bé. Kẻ lớn tuổi như cha, chú mà gây nên tội, đối tượng này không còn tính người. Đối tượng tình nghi là hàng xóm thân thiết, từng ăn chung bát cơm, uống chung chén rượu với gia đình. Hiện cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án. Công an đã lấy ADN của cháu bé”. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Đ.N.A - bố của bé gái 12 tuổi mang thai 38 tuần ở Hà Nội vừa mổ sinh.

U23 Việt Nam chiếm ngôi đầu bảng D sau trận thắng U23 Kuwait

NHÓM PV |

Thắng 3-1 trước U23 Kuwait trong ngày ra quân vòng chung kết U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam có ngôi đầu bảng D.

Xét nghiệm ADN để xác định mức án vụ bé gái 12 tuổi mang thai

Nhóm PV |

Hà Nội - Bé gái 12 tuổi mang thai 38 tuần ở huyện Thanh Trì phải chỉ định mổ đẻ. Theo thông tin của luật sư đại diện cho bị hại, đối tượng xâm hại chưa thừa nhận hành vi giao cấu. Sau khi có kết quả ADN, đối tượng này có thể đối mặt với mức án từ 20 năm, chung thân đến tử hình tùy mức độ vi phạm.

Phụ huynh bức xúc khi trường học ở Thái Bình chủ trương thay mới hết đồng phục

TRUNG DU |

Thái Bình - Năm học 2023-2024 còn chưa kết thúc, Trường Tiểu học thị trấn Tiền Hải đã vội vã phát thông báo đến các bậc phụ huynh về chủ trương may mới đồng phục, mua sách giáo khoa, vở viết cho học sinh để chuẩn bị cho năm học 2024-2025.

Tuyển futsal Việt Nam bất lợi ra sao khi bị tuyển futsal Myanmar cầm hòa?

ĐÌNH THẢO |

Tuyển futsal Việt Nam đã bị đối thủ Myanmar cầm hòa với tỉ số 1-1 ở trận ra quân tại vòng bảng vòng chung kết futsal châu Á 2024, điều này ít nhiều khiến đoàn quân của huấn luyện viên Diego Giustozzi gặp bất lợi ở bảng đấu này.

Bị nợ lương, người lao động phải làm gì để đòi lại quyền lợi?

Nhóm PV |

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đưa ra các lý do để biện minh việc nợ lương kéo dài. Nợ lương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động, gây bức xúc trong xã hội. Khi bị nợ lương, người lao động phải làm gì để đòi được quyền lợi của mình? Báo Lao Động trao đổi với luật sư Lưu Phương Nhật Thùy - Đoàn Luật sư TPHCM về vấn đề này.

Người lao động được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hà Anh |

BHXH Việt Nam trả lời câu hỏi của bạn đọc về chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

86 doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị Người lao động

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 13.4, Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai cho biết trong quý I.2024 đã có 86 doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức Hội nghị Người lao động.