Ngành dệt may Châu Á - Thái Bình Dương chịu tác động nặng nề do COVID-19

Hải Anh |

Nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng gây nên bởi đại dịch COVID-19 đối với các chuỗi cung ứng, các nhà máy và người lao động tại 10 nước sản xuất hàng dệt may lớn nhất trong khu vực, trong đó bao gồm Việt Nam.

Theo một nghiên cứu mới của ILO, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tác động nặng nề đến ngành dệt may ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Doanh số bán lẻ ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt giảm mạnh đã ảnh hưởng đến người lao động và các doanh nghiệp trong toàn bộ các chuỗi cung ứng.

Báo cáo nghiên cứu Tác động lan tỏa trong chuỗi cung ứng: Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến người lao động và các nhà máy ở Châu Á và Thái Bình Dương đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng gây nên bởi đại dịch COVID-19 đối với các chuỗi cung ứng, các nhà máy và người lao động tại 10 nước sản xuất hàng dệt may lớn nhất trong khu vực bao gồm: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam.

Báo cáo nhấn mạnh rằng nhập khẩu từ các nước là khách hàng lớn của các nước xuất khẩu hàng dệt may ở Châu Á đã giảm đến 70% trong nửa đầu năm 2020 do nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh, do các biện pháp phong tỏa mà chính phủ áp dụng và do gián đoạn trong nhập khẩu nguyên liệu thô phục vụ sản xuất hàng dệt may.

Tính đến tháng 9.2020, gần một nửa số việc làm trong các chuỗi cung ứng dệt may đều phải phụ thuộc vào nhu cầu hàng dệt may của người tiêu dùng tại các nước phải áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất mà tại đó doanh số bán lẻ đã giảm mạnh. Năm 2019, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã tuyển dụng khoảng 65 triệu công nhân dệt may, chiếm 75% tổng số công nhân dệt may trên toàn thế giới.

Phát biểu về kết quả nghiên cứu, bà Chihoko Asada Miyakawa, Giám đốc Văn phòng ILO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Nghiên cứu này nhấn mạnh đến tác động to lớn mà đại dịch COVID-19 gây nên đối với ngành dệt may ở mọi cấp độ. Vấn đề quan trọng là các chính phủ, người lao động, người sử dụng lao động và các bên liên quan khác trong ngành phải cùng nhau tìm cách xử lý những tình huống chưa từng có tiền lệ này và giúp tạo dựng một tương lai chú trọng hơn đến con người cho ngành dệt may”.

Ông Christian Viegelahn, chuyên gia Kinh tế Lao động của Văn phòng ILO khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, cho biết: “Trung bình, một nữ công nhân dệt may trong khu vực đã mất ít nhất 2 đến 4 tuần làm việc, và ghi nhận chỉ có 3/5 số đồng nghiệp của mình được gọi trở lại làm việc khi nhà máy mở cửa hoạt động trở lại. Tình trạng giảm thu nhập và chậm trả lương cũng là tình trạng phổ biến của các công nhân dệt may vẫn có việc làm trong quý II năm 2020.”

Bên cạnh đó, báo cáo cũng xác định đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến phụ nữ, vốn là đối tượng chiếm số đông trong lực lượng lao động trong ngành này. Điều đó làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng vốn đã hiện hữu về thu nhập, trong khối lượng công việc, phân biệt nghề nghiệp và phân chia công việc chăm sóc không được trả công.

Mặc dù ngành dệt may ở Châu Á thường được nhìn nhận là ngành có mức độ thương lượng tập thể thấp ở cả cấp độ ngành và ở cấp nhà máy, nhưng nghiên cứu vẫn lưu ý rằng đối thoại xã hội dường như lại hữu ích trong việc tăng cường ứng phó khủng hoảng ở những nước đã xây dựng các cơ chế đối thoại. Báo cáo kêu gọi cần thực hiện đối thoại xã hội mang tính bao trùm và thực chất hơn ở cấp quốc gia và cấp ngành ở mọi quốc gia trong khu vực.

Các khuyến nghị khác mà báo cáo đưa ra nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như việc mở rộng diện bao phủ của an sinh xã hội tới người lao động, đặc biệt là phụ nữ. Một sáng kiến quốc tế đa bên toàn cầu mới đây có tên gọi “Kêu gọi Hành động” do ILO thúc đẩy cũng được ghi nhận là một ví dụ đầy hứa hẹn về những nỗ lực đoàn kết trong nội bộ ngành trong xử lý khủng hoảng.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Cornell và một nhóm chuyên gia ILO đến từ Bộ phận Phân tích Kinh tế và Xã hội Khu vực, Chương trình Việc làm tốt hơn (Better Work) và Dự án việc làm thỏa đáng trong các chuỗi cung ứng dệt may Châu Á của ILO-Sida.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Cán bộ, CNVCLĐ ngành Dệt may Việt Nam ủng hộ đồng bào miền Trung

Hải Anh |

Ngày 19.10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào miền Trung tại 2 đầu cầu Hà Nội và TPHCM. Tổng số tiền quyên góp được ngay tại buổi lễ là 85.200.000 đồng.

Hơn 600 học viên được đào tạo từ ký kết của Công đoàn Dệt may Việt Nam

Hải Anh |

Đã có hơn 600 học viên đăng ký tham gia, được tổ chức thành 15 lớp, học tại Công ty CP May Việt Thắng sau khi Công đoàn Dệt may Việt Nam ký kết với Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại hội thi đua yêu nước ngành Dệt May Việt Nam lần thứ V

Hải Anh |

Chiều 8.10, Đại hội thi đua yêu nước ngành Dệt May Việt Nam lần thứ V diễn ra với sự tham dự của Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Cơ quan điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Thường trực thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp, cán bộ Công đoàn các cấp trong hệ thống cùng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

Ông Putin: Đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể

Thanh Hà |

Nga trở nên mạnh mẽ hơn sau khi sáp nhập Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh khi đọc thông điệp liên bang năm 2023.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Vụ dối trá trong kiểm soát giết mổ: Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý

Nhóm PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài điều tra "Dối trá trong kiểm soát giết mổ heo ở Long An", cơ quan chức năng tỉnh Long An đã vào cuộc kiểm tra và xử lý những vi phạm được báo phản ánh.

Con trai bà Nguyễn Phương Hằng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ

Tú Ly |

TPHCM - Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn (con ruột của bà Nguyễn Phương Hằng) đã có đơn gửi cơ quan chức năng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình.

Cán bộ, CNVCLĐ ngành Dệt may Việt Nam ủng hộ đồng bào miền Trung

Hải Anh |

Ngày 19.10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào miền Trung tại 2 đầu cầu Hà Nội và TPHCM. Tổng số tiền quyên góp được ngay tại buổi lễ là 85.200.000 đồng.

Hơn 600 học viên được đào tạo từ ký kết của Công đoàn Dệt may Việt Nam

Hải Anh |

Đã có hơn 600 học viên đăng ký tham gia, được tổ chức thành 15 lớp, học tại Công ty CP May Việt Thắng sau khi Công đoàn Dệt may Việt Nam ký kết với Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại hội thi đua yêu nước ngành Dệt May Việt Nam lần thứ V

Hải Anh |

Chiều 8.10, Đại hội thi đua yêu nước ngành Dệt May Việt Nam lần thứ V diễn ra với sự tham dự của Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Cơ quan điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Thường trực thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp, cán bộ Công đoàn các cấp trong hệ thống cùng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.