ĐỂ CON CÔNG NHÂN “MIỄN NHIỄM” VỚI BẠO HÀNH

Nâng cấp các nhóm trẻ để xóa bạo hành (kỳ 2)

HÀ ANH CHIẾN |

TP.Biên Hòa (Đồng Nai) là địa phương “nóng” nhất về nhu cầu nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân. Do đó, liên tục từ năm 2005 đến nay, địa phương đã tập trung phần lớn ngân sách cho hoạt động giáo dục, xây dựng trường lớp. Nhưng theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, tốc độ “xây không xuể” do mức độ tăng dân số quá nhanh, 1 năm tăng 50.000 dân.

Do đó, các cơ sở giữ trẻ nhỏ lẻ luôn là lựa chọn bắt buộc của các gia đình công nhân. Tuy nhiên, việc khuyến khích các nhóm trẻ này “nâng cấp” lên thành trường nhằm thuận tiện quản lý đang gặp khó khăn do vướng vào quy hoạch “lên trường phải là đất giáo dục”.

 Nhóm trẻ “lấn át” trường công lập, tư thục

Tại TP.Biên Hòa, đến nay 30/31 phường, xã đã có trường mầm non công lập, mới đây nhất là hoàn thành xây dựng trường mầm non công lập tại P.Long Bình với mức đầu tư 15 tỉ đồng được thiết kế để nuôi dạy cho 180 trẻ. Tuy nhiên, trường này cũng chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ nhu cầu gửi trẻ của người dân và quá xa vời với con công nhân do không có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Do vậy, các nhóm trẻ và nhà trẻ tư thục vẫn là lựa chọn của công nhân khi gửi con. Do đó, nhiều trường tư thục có diện tích và quy mô nhỏ hơn các trường công lập rất nhiều nhưng số lượng các trẻ theo học là hơn 300 trẻ, còn các điểm khác chưa được lên trường như nhóm Tuổi Thơ 1 (KP3, P.Long Bình) cũng đang nuôi dạy hơn 180 trẻ.

Hiện nay, toàn tỉnh Đồng Nai có 324 trường công lập và tư thục, nhưng số nhóm trẻ, mẫu giáo độc lập tư thục lên tới 1.067 nhóm lớp. Ông Nguyễn Phú Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - cho biết: Trước đây, quy định trong KCN không được có các dịch vụ công cơ bản như trường học, nhà trẻ, kể cả nhà ở công nhân nên các doanh nghiệp vào đầu tư họ còn “mừng” vì điều đó. Đến nay, chúng ta mở ra, điều chỉnh có thể trong KCN hay quy hoạch ban đầu có vị trí đất để xây dựng nhà trẻ mẫu giáo, nhà ở công nhân.

Tuy nhiên, 32 KCN của tỉnh Đồng Nai đã được lấp đầy và không thể điều chỉnh được nữa. Do đó, áp lực được dồn lên TP. Biên Hòa. “Chỉ tính riêng ở TP.Biên Hòa, liên tục từ 2005 đến nay, năm nào thành phố cũng dồn hết ngân sách để xây dựng trường mà xây không xuể do 1 năm dân số tăng thêm 50.000 dân” - ông Cường nói.

“Nâng cấp” nhóm trẻ để bảo vệ trẻ

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc mở rộng quy mô phát triển giáo dục mầm non theo 1 cơ chế linh hoạt sẽ là giải pháp tất yếu đối với ngành học mầm non tại tỉnh Đồng Nai nhằm giải quyết nhu cầu gửi trẻ của các gia đình công nhân. Tuy nhiên, để bảo đảm các trẻ được nuôi dạy trong môi trường an toàn thì các cơ sở phải đảm bảo chất lượng. Do đó, vấn đề “nâng cấp” các nhóm trẻ lên trường để quản lý trở nên cấp bách.

Ông Nguyễn Phú Cường - Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai - cho biết: Hiện nay vẫn còn các nhóm trẻ do vướng quy hoạch đất. Các chủ cơ sở mầm non muốn nâng cấp lên thành trường thì phải được quy hoạch lên đất giáo dục, thực hiện nhiều thủ tục chuyển đối. Còn bà Nguyễn Hòa Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho rằng: Có nhiều cơ sở giáo dục mầm non quy mô vượt quá quy định so với điều lệ trường mầm non nhưng chậm tiến hành thủ tục thành lập trường; có cơ sở nằm trong lộ trình lên trường đã thành lập đề án nhưng vẫn không đủ các điều kiện quy định về quy hoạch đất, thủ tục xây dựng bởi vì đa số các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục định hướng thành lập trường đều được xây dựng trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, không phù hợp với quy hoạch đất giáo dục.

Trước thực tế đó, để đẩy mạnh phát triển mầm non ngoài công lập, Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã phải vào cuộc. Năm 2017, UBND tỉnh Đồng Nai đã rà soát lại các nhà, nhóm trẻ vướng vào quy hoạch đất tập trung chủ yếu ở TP.Biên Hòa. Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có ý kiến cho tạm thời cấp phép để quản lý. Đồng thời, các ngành chức năng Đồng Nai cũng rà soát, khảo sát tất cả các cơ sở ngoài công lập, thành lập đề án hỗ trợ cụ thể các cơ sở này về bếp ăn, nhà vệ sinh, đồ chơi.. để đảm bảo các trẻ được nuôi dạy trong môi trường an toàn. Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, Đồng Nai dự kiến hỗ trợ gần 17 tỉ đồng cho các nhóm nhà trẻ.

Bên cạnh đó, theo bà Hiệp, thực tế cho thấy, một số vụ bạo hành trẻ chủ yếu xảy ra ở các nhóm, lớp chưa được cấp phép và nạn nhân hầu hết là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các KCN - KCX, gây bức xúc trong dư luận xã hội và tâm lý bất an trong phụ huynh. Do đó, Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai sẽ kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở giáo dục mầm non chưa đủ điều kiện cấp phép, thu hồi giấy phép hoạt động đối với những cơ sở không đủ điều kiện hoạt động, có hành vi bạo hành, xâm phạm thân thể trẻ mầm non, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo.

Tại P.Long Bình, ông Trần Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND P.Long Bình - cũng đã ký văn bản gửi các khu phố trưởng của 12 khu phố trên địa bàn, yêu cầu kiểm tra các nhóm trẻ trên địa bàn và báo cáo về phường trước ngày 1.2. “Nếu trước thời gian trên, các khu phố không báo cáo về UBND phường danh sách các nhóm trẻ hiện có trên địa bàn khu phố thì sau này xảy ra tình trạng xâm hại, bạo hành trẻ làm ảnh hưởng đến trẻ cũng như hoạt động nhóm trẻ trên địa bàn thì khu phố hoàn toàn chịu trách nhiệm” - ông Thắng cho biết.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.