Nâng cao kỹ năng đối thoại, thương lượng cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Linh Nguyên |

Một trong những nhiệm vụ năm 2022 được Tổng LĐLĐVN xác định là tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ CĐCS, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, chú trọng tập huấn về kỹ năng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, kỹ năng đối thoại, thương lượng.

Giao CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở tập huấn kỹ năng

Tại tọa đàm “Giải pháp nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn Thủ đô đáp ứng yêu cầu tình hình mới” mới đây, LĐLĐ Thành phố Hà Nội cho biết năm 2022, LĐLĐ TP.Hà Nội tiếp tục đặt kế hoạch tổ chức 40 lớp đào tạo, bồi dưỡng các chuyên đề, kỹ năng cho 4.000 học viên, theo chỉ tiêu kế hoạch, kinh phí do Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội hỗ trợ, đồng thời trực tiếp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho 100% Chủ tịch CĐCS ngoài khu vực nhà nước có 1.000 đoàn viên trở lên bằng nguồn kinh phí của LĐLĐ TP.Hà Nội. Đặc biệt, LĐLĐ TP.Hà Nội giao CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức 109 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho 5.234 Chủ tịch CĐCS ngoài khu vực nhà nước ngoài các đối tượng do LĐLĐ thành phố đã đào tạo, bồi dưỡng. Năm 2021, LĐLĐ thành phố đã tổ chức được 20 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp hoạt động cho 2.194 học viên. Các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nội dung này cho tổng số 50.544 lượt cán bộ CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ CĐ không chuyên trách cơ sở. Ngoài việc bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cơ bản về công tác CĐ, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động theo các chuyên đề và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ công đoàn các cấp đáp ứng tình hình mới hiện nay, các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cấp CĐ Thủ đô tổ chức đều chú trọng tập huấn các kỹ năng giải quyết tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng, kỷ luật lao động; kỹ năng tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; kỹ năng đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp; kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, kỹ năng thu kinh phí công đoàn doanh nghiệp ngoài nhà nước…

Việc giao cho CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ với sự cụ thể về số lượng Chủ tịch CĐCS cho thấy sự chú trọng trong nâng cao kiến thức cho đội ngũ ở cơ sở. Ngoài những nội dung cơ bản, chung nhất thì qua các lớp này, cán bộ CĐCS có cơ hội trao đổi, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn cơ sở.

Yếu tố góp phần quan trọng trong phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS

Đội ngũ cán bộ CĐCS mạnh trong thương lượng, ký kết Thoả ước lao động tập thể, tổ chức đối thoại mang lại nhiều quyền lợi cho đoàn viên, NLĐ tại đơn vị sẽ tạo dựng uy tín bền vững của CĐ đối với NLĐ. Qua đó tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện đồng đều trong toàn quốc, dựa trên thực tế của cơ sở nhằm phát huy cao nhất tính hiệu quả của hoạt động.

Trở lại với Hà Nội, kinh nghiệm cho thấy bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn bằng nguồn ngân sách của Ủy ban nhân dân Thành phố, Tổng LĐLĐVN, LĐLĐ thành phố, LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, CĐ ngành, CĐ Tổng Công ty, CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS đã tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền đồng cấp, chuyên môn và nguồn kinh phí của Trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện, thị ủy để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, lý luận, kỹ năng, phương pháp hoạt động CĐ cho đội ngũ cán bộ CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ CĐ không chuyên trách cơ sở với tổng số trên 53.200 lượt cán bộ CĐ tham gia trong năm 2021. Bên cạnh đó, CĐ Thủ đô cũng thực hiện Đề án thí điểm “Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ Chủ tịch CĐCS ngoài khu vực Nhà nước thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2022”, phấn đấu đến hết năm 2022, 100% Chủ tịch CĐCS ngoài khu vực Nhà nước được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác CĐ. Ban Chỉ đạo cũng đã hoàn thành việc xây dựng bộ tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác CĐ dành cho đội ngũ Chủ tịch CĐCS ngoài khu vực Nhà nước.

LĐLĐ Thủ đô cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển hai thực hiện các đề án thí điểm, các mô hình mới nhằm hỗ trợ công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS và xây dựng CĐCS vững mạnh như: Xây dựng Đề án thí điểm thành lập nghiệp đoàn, thu hút tập hợp người lao động khu vực lao động phi chính thức vào tổ chức Công đoàn Việt Nam. Xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo đội ngũ cán bộ CĐ, chuyên gia trong một số lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động, phát triển đoàn viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước…

Để thực hiện tốt những hoạt động nêu trên đều phải có một đội ngũ cán bộ CĐCS thật sự có kiến thức và mạnh về kỹ năng hoạt động - một yếu tố chưa bao giờ cũ.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn cần tăng cường đối thoại với người sử dụng lao động

Hà Anh |

Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam vừa đề nghị các công đoàn cơ sở thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.

LĐLĐ TP.Hà Nội: Yêu cầu chủ động tổ chức đối thoại trực tiếp để phòng tranh chấp lao động

Kiều Vũ |

LĐLĐ TP.Hà Nội có công văn hoả tốc yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, CĐ ngành, CĐ cấp trên cơ sở khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.

Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm đối thoại tại nơi làm việc

Thanh Hà |

Kinh nghiệm ở Thụy Điển cho thấy đối thoại tại nơi làm việc sẽ đóng góp rất nhiều cho giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 22.3 đến 1.4 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 22.3.2023 - 1.4.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Triển khai quyết liệt chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới

Thanh Hà |

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các Trưởng Cơ quan đại diện tích cực, chủ động, tập trung và ưu tiên triển khai nhiệm vụ thông tin đối ngoại và tuyên truyền, bảo đảm chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới sẽ được triển khai quyết liệt ở trên các mặt trận với cách thức mới mẻ, sáng tạo và đạt kết quả tích cực.

Công đoàn cần tăng cường đối thoại với người sử dụng lao động

Hà Anh |

Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam vừa đề nghị các công đoàn cơ sở thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.

LĐLĐ TP.Hà Nội: Yêu cầu chủ động tổ chức đối thoại trực tiếp để phòng tranh chấp lao động

Kiều Vũ |

LĐLĐ TP.Hà Nội có công văn hoả tốc yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, CĐ ngành, CĐ cấp trên cơ sở khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.

Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm đối thoại tại nơi làm việc

Thanh Hà |

Kinh nghiệm ở Thụy Điển cho thấy đối thoại tại nơi làm việc sẽ đóng góp rất nhiều cho giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.