Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập

Quế Chi |

Ngày 20.3, Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cùng Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản lý dịch chuyển lao động có tay nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành nhằm tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề. Khi AEC ra đời, các thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Hiện quy mô di chuyển của lao động Việt Nam sang các nước ASEAN còn khá nhỏ so với tổng mức tham gia vào di chuyển lao động quốc tế.

Việc dịch chuyển sang các nước khác cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho người lao động Việt Nam. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài “Dịch chuyển lao động có tay nghề trong quá trình Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN", người lao động Việt Nam khi dịch chuyển cho rằng còn gặp phải hàng loạt những khó khăn như: Lo lắng về sự khác biệt văn hóa (37,9%); sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong môi trường lao động: 43,3%; rào cản, bất đồng ngôn ngữ: 50,4%; tiêu chuẩn trong lao động: 41,2 %; rất khó cạnh tranh với lao động có tay nghề tại nước bạn: 40,7%.

Vẫn theo nhóm nghiên cứu, các nước như Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan có nhu cầu lao động có kỹ năng cao trong các ngành nghề như dịch vụ, tài chính, ôtô, và thiết bị điện tử, dịch vụ xã hội, dầu khí,…

Trong khi đó, Việt Nam đang dư thừa lao động ở ngành nông nghiệp hay công nghiệp chế biến. Vì vậy, cung – cầu giữa Việt Nam và các nước ASEAN còn có độ “vênh” khá lớn, khả năng cung ứng của Việt Nam đối với những lĩnh vực, ngành nghề mà các nước nêu trên có nhu cầu là khá hạn chế.

Hơn nữa, do chất lượng đào tạo còn hạn chế, lao động Việt Nam dịch chuyển ra nước ngoài nói chung và các nước ASEAN chủ yếu là lao động có kỹ năng trung bình và thấp hoặc lao động giản đơn.

Ở góc độ của tổ chức CĐ, trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, khi Việt Nam là thành viên của AEC, tổ chức CĐ cần quan tâm hơn và nghiên cứu, đề xuất các đề án, kế hoạch tham gia tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng và ngoại ngữ để người lao động Việt Nam có thể chủ động, tích cực tham gia dịch chuyển lao động.

Bên cạnh đó, tổ chức CĐ cần nghiên cứu, đề xuất mô hình thu hút, tập hợp người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia các hoạt động của CĐ Việt Nam, đồng thời có chính sách, giải pháp chăm lo, bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc tại các DN ở nước ngoài.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - sự sống còn của doanh nghiệp

ĐẶNG TIẾN |

Cuộc CMCN 4.0 là cơ hội để tăng năng suất lao động, nhưng sẽ rất khó thành công nếu không có những chính sách đồng bộ để cải thiện chất lượng giáo dục dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu. 

Đào tạo nguồn nhân lực: Chiến lược phát triển phát triển lâu dài của doanh nghiệp

ĐẶNG TIẾN |

Muốn nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) các DN phải xây dựng được mô hình SXKD đủ tầm với đầy đủ dây chuyền máy móc thiết bị và con người mới tạo được niềm tin. 

Chất lượng nguồn nhân lực cao vẫn yếu và thiếu

ĐẶNG TIẾN |

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mở ra cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, ngoài việc phát triển kinh tế nó còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất ít LĐ tiếp cận được với công nghệ hiện đại và nhiều đơn vị quản trị doanh nghiệp (DN) yếu. Do vậy, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và coi đây là yếu tố sống còn của nền kinh tế.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - sự sống còn của doanh nghiệp

ĐẶNG TIẾN |

Cuộc CMCN 4.0 là cơ hội để tăng năng suất lao động, nhưng sẽ rất khó thành công nếu không có những chính sách đồng bộ để cải thiện chất lượng giáo dục dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu. 

Đào tạo nguồn nhân lực: Chiến lược phát triển phát triển lâu dài của doanh nghiệp

ĐẶNG TIẾN |

Muốn nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) các DN phải xây dựng được mô hình SXKD đủ tầm với đầy đủ dây chuyền máy móc thiết bị và con người mới tạo được niềm tin. 

Chất lượng nguồn nhân lực cao vẫn yếu và thiếu

ĐẶNG TIẾN |

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mở ra cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, ngoài việc phát triển kinh tế nó còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất ít LĐ tiếp cận được với công nghệ hiện đại và nhiều đơn vị quản trị doanh nghiệp (DN) yếu. Do vậy, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và coi đây là yếu tố sống còn của nền kinh tế.