Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề

VƯƠNG TRẦN |

Những yếu tố được coi là ưu thế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam như lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn trong cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, các chuyên gia cho rằng cần phải đặt vấn đề và quan tâm hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh

Theo ông Nguyễn Ngọc Phương (nguyên Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội), để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang đã được đặt ra đối với Việt Nam.

Ông Phương cho rằng, đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc CMCN 4.0.

Thực tế đã chỉ ra, tuy Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, thời kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng nguồn nhân lực (NNL) của nước ta, nhất là NNL chất lượng cao lại thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu.

“Cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đối với các nước có trình độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của CMCN 4.0 thì chất lượng lao động không còn là vấn đề lớn nhưng với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng NNL bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề” - ông Phương nói.

Ông Nguyễn Ngọc Phương (nguyên Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh T.Vương
Ông Nguyễn Ngọc Phương (nguyên Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh T.Vương

Nêu một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0, ông Phương cho hay, hiện nay, nguồn lao động của Việt Nam tương đối dồi dào nhưng chủ yếu là lao động tay nghề thấp, vì vậy dễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Những công việc mang tính chất rập khuôn, lặp lại đơn giản mà đa phần lao động chưa qua đào tạo Việt Nam đang đảm nhận sẽ dần được thay thế bởi máy móc trong tương lai.

Ông Phương cũng nêu ra một thách thức khác đó là  thị trường lao động phân hóa mạnh mẽ. Trong cuộc CMCN 4.0, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Hàng loạt nghề nghiệp cũ mất đi, thị trường lao động quốc tế sẽ phân hóa mạnh giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. 

“Với sự phát triển công nghệ nhanh chóng trong tương lai, nhu cầu về lao động có trình độ và kỹ năng cao là một yêu cầu tất yếu. Từ việc nâng cao yêu cầu về chất lượng NNL, cuộc CMCN 4.0 còn làm thay đổi yêu cầu và phương pháp đào tạo NNL. Đào tạo NNL chất lượng cao chuẩn bị cho CMCN 4.0 đã trở thành vấn đề cấp bách mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm” - ông Phương nói.

Cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực

Cùng trao đổi về vấn đề này, ThS Nguyễn Thị Thanh Mai (Công đoàn Ngành Thông tin Truyền thông) cho rằng, yêu cầu về NNL chất lượng cao ngày càng cấp thiết.

CMCN 4.0 yêu cầu NNL có chất lượng ngày càng cao, trong khi đó, NNL chất lượng cao của Việt Nam hiện nay lại thiếu hụt cả về số lượng và kỹ năng tay nghề. CMCN 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam đang quá ít. 

Một vấn đề khác cần được quan tâm đó chính là cạnh tranh gay gắt về NNL. Trước hết, cạnh tranh sẽ xảy ra trong một số lĩnh vực công nghệ đang bắt đầu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn, tạo áp lực tuyển dụng, phát triển NNL liên quan.

Ngay tại nước ta, nhân lực trong các ngành về trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, xe ôtô tự lái, Robotic… đang được "săn lùng" ráo riết và trả mức lương “khủng”. Chi phí tiền lương cho nhóm lao động này có thể tăng 50 - 100%/năm trong một vài năm. 

"Số lượng nhân sự đông hiện không còn là một lợi thế cạnh tranh nữa. Với công nghệ, các công ty có thể phối hợp và triển khai những công việc mà trước đây chỉ các công ty lớn mới có thể làm được, chủ yếu tập trung vào ứng dụng công nghệ theo các mô hình kinh doanh mới để tạo năng lực cạnh tranh khác biệt" - bà Mai nói.

 
Người lao động sẽ cần những kỹ năng mới để có thể tìm được cơ hội việc làm. Ảnh Hải Nguyễn

Do đó, ThS Nguyễn Thị Thanh Mai cho rằng, để biến những thách thức thành cơ hội, người lao động sẽ cần những kỹ năng mới để có thể tìm được cơ hội việc làm. Những kỹ năng cần thiết cho NNL để sẵn sàng tham gia cuộc CMCN 4.0 sẽ là kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý nguồn lực con người, phối hợp với đồng nghiệp, trí tuệ cảm xúc, đánh giá và đưa ra quyết định, định hướng dịch vụ, đàm phán, linh hoạt trong nhận thức. 

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các nhóm lao động đều bị tác động, đặc biệt là các nhóm lao động yếu thế như tuổi cao, trình độ kỹ năng thấp… Điều này dẫn tới việc làm có thể mất đi nhưng cũng có thể mở ra cơ hội khi nhiều lĩnh vực mới được mở ra.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, lực lượng trẻ chuẩn bị tham gia thị trường lao động, ngoài kiến thức trên nhà trường, cần trang bị những kỹ năng cần thiết để đón đầu xu thế và cơ hội việc làm tốt nhất trong tương lai.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng đội ngũ nhân lực trình độ cao trước thách thức của cách mạng 4.0

VƯƠNG TRẦN |

Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản.

Công nhân Việt Nam tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Ái Vân |

Trong thời kỳ mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, tham gia vào toàn cầu hóa, Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục được thể hiện trên nhiều phương diện

Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ "giảm nhiệt"

ANH THƯ |

Trong bối cảnh dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ khiến ngành công nghệ thông tin vẫn có nhu cầu tuyển dụng lớn.

Cuộc đấu giá mua lại Man United: Thời hạn chót đã cận kề

VIỆT HÙNG |

Dự kiến trong sáng 23.3 (giờ Việt Nam), thương vụ nhượng lại Man United của gia đình Glazer sẽ có kết quả chính thức với mức giá có thể gây sốc, khác với dự đoán.

Các nhà mạng công bố số điện thoại khi yêu cầu chuẩn hóa SIM

HỮU CHÁNH |

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu khách hàng chỉ làm theo hướng dẫn khi được liên hệ bởi các đầu số chính thức của nhà mạng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Xây dựng đội ngũ nhân lực trình độ cao trước thách thức của cách mạng 4.0

VƯƠNG TRẦN |

Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản.

Công nhân Việt Nam tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Ái Vân |

Trong thời kỳ mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, tham gia vào toàn cầu hóa, Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục được thể hiện trên nhiều phương diện

Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ "giảm nhiệt"

ANH THƯ |

Trong bối cảnh dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ khiến ngành công nghệ thông tin vẫn có nhu cầu tuyển dụng lớn.