Muôn kiểu… trừ tiền thu nhập của công nhân

Quế Chi |

Theo báo cáo Tiền lương không đủ sống và hệ lụy (nghiên cứu một số DN may xuất khẩu ở Việt Nam) của tổ chức Oxfam, hiện nay, công nhân trong ngành may xuất khẩu đang bị khấu trừ thu nhập ở rất nhiều khoản nếu họ vi phạm.

Theo báo cáo này, hầu hết các Cty và quản lý của các Cty được phỏng vấn đều nói rằng, lo lắng nhất của họ là khi CN nghỉ việc, vì ảnh hưởng đến sản xuất. Theo quy định của pháp luật, trong mục quy định về “nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại”, thời gian nghỉ phép năm đối với ngành may là 14 ngày/năm.

Tuy nhiên, khá nhiều DN vi phạm quy định này và thường chỉ cho NLĐ nghỉ 12 ngày phép năm. Một phần ba số Cty được khảo sát xác nhận việc này.

Chiến dịch thanh tra 152 DN may của Bộ LĐTBXH cho thấy 23,7% DN không thực hiện đúng quy định về nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng có lương của NLĐ. Một quản lý sản xuất nói với đoàn khảo sát:

“Nghỉ phép bị giới hạn vào mùa cao điểm. Những sự việc đột xuất, nghiêm trọng hoặc cực kỳ quan trọng thì CN mới được nghỉ”.

Nếu muốn nghỉ phép, CN phải xin phép và phải gặp trực tiếp quản lý để xin phép trước, không được xin phép qua điện thoại. Có CN có việc gia đình đột xuất, thậm chí có CN chóng mặt không đến được công ty, không trực tiếp được gặp quản lý để xin phép, ngày nghỉ đó không được tính là ngày nghỉ phép và bị trừ lương.

Không chỉ vậy, tiền chuyên cần được trả cho CN hàng tháng để khuyến khích CN đi làm đầy đủ, nhưng tại 1 Cty được khảo sát, chỉ cần nghỉ 2 ngày, thậm chí chỉ nghỉ 1 ngày là mất toàn bộ tiền chuyên cần. Nhiều CN đăng ký nghỉ phép, song vì phải hoàn thành công việc, họ không được sử dụng ngày phép của họ. Ở một Cty, trong CN xuất hiện khái niệm “bán phép” nghĩ là khi tổ/chuyền chưa hoàn thành định mức trong tuần/tháng, tổ trưởng yêu cầu CN làm thêm giờ và bán phép năm của mình cho Cty, có nghĩa là họ “bất đắc dĩ tự nguyện” không nghỉ phép năm. Nếu CN nghỉ quá 12 ngày phép năm, họ sẽ bị trừ thu nhập.

Ngoài ra, có nhiều quy tắc nội bộ khác của Cty nếu CN vi phạm, họ sẽ bị khấu trừ thu nhập: Nghỉ ốm tối đa 6 ngày trong năm, nếu nghỉ đến ngày thứ 7 không xin phép bị trừ 10% hưởng cuối năm; nghỉ 1 ngày không xin phép trừ 10% lương tháng; hai lần quên quẹt thẻ chấm công bị trừ 150.000 đồng; nếu không đạt định mức, sản phẩm bị lỗi phải sửa lại, vi phạm nội quy, quên dọn vệ sinh, quên chốt sản lượng trong ngày, nghỉ quá phép… sẽ bị xếp lại B hoặc C và bị trừ tiền thưởng cuối năm; nếu nghỉ hai ngày, dù có phép vẫn bị trừ 100% tiền chuyên cần; mang đồ ăn vào xưởng bị trừ lương hoặc trừ thưởng cuối năm…

“Tết chỉ được có một tháng lương, nhưng vi phạm trong năm, có người bị trừ gần hết”- một công nhân đau xót nói với nhóm khảo sát.

Oxfam cùng với Viện Công nhân- Công đoàn thực hiện phỏng vấn hơn 88 công nhân ở 6 nhà máy trong lĩnh vực may mặc thuộc 4 vùng lương, 6 cuộc thảo luận nhóm ở nhà máy, 67 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó có 14 chuyền trưởng, 5 quản lý cấp cao, 38 cán bộ công đoàn, 6 cán bộ Sở Lao động Thương binh Xã hội; 1 cán bộ Bộ Lao động Thương binh Xã hội, 2 thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia và 1 chuyên gia tiền lương, cùng với 14 nghiên cứu tình huống điển hình.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Lương tối thiểu vùng 2020: Các bên đưa ra những mức tăng khác nhau

ANH THƯ |

Kết thúc phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại diện người lao động) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - đại diện người sử dụng lao động) chưa tìm ra được tiếng nói chung vì vẫn còn khoảng cách trong đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020.

Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng 2020

ANH THƯ |

Sáng 14.6, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ nhất về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) Doãn Mậu Diệp.

Tiếp tục xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020

ANH THƯ |

Năm 2020, lương tối thiểu vùng vẫn phải tiếp tục tăng để đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Lương tối thiểu vùng 2020: Các bên đưa ra những mức tăng khác nhau

ANH THƯ |

Kết thúc phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại diện người lao động) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - đại diện người sử dụng lao động) chưa tìm ra được tiếng nói chung vì vẫn còn khoảng cách trong đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020.

Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng 2020

ANH THƯ |

Sáng 14.6, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ nhất về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) Doãn Mậu Diệp.

Tiếp tục xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020

ANH THƯ |

Năm 2020, lương tối thiểu vùng vẫn phải tiếp tục tăng để đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.