Mức lương tối thiểu vùng chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động

Nhóm phóng viên |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về mức lương tối thiểu vùng hiện nay, lãnh đạo và chủ tịch Công đoàn đều khẳng định mức lương tối thiểu vùng cần được xem xét, điều chỉnh tăng lên vì hiện chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.

*Giám đốc Cty CP chăn nuôi Hà Thắng – Phan Nhất Thống: Mức lương tối thiểu vùng không đảm bảo mức sống trung bình của người lao động.

Nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động, hàng năm Hội đồng Tiền lương Quốc gia đều họp và đưa ra mức điều chỉnh  lương tối thiếu đối với NLĐ, sau khi bàn thảo đã đưa ra mức lương tối thiểu vùng.

Việc tăng lương tối thiểu vùng để đảm bảo và nâng cao chất lượng đời sống của  NLĐ là việc làm bình thường. Theo quy định với mức lương tối thiểu vùng hiện nay thì NLĐ không đủ sống ở mức tối thiểu (3.980.000 đồng/người/tháng). Do vậy, DN muốn phát triển, muốn giữ chân những lao động có tay nghề thì phải trả lương cho họ ở mức đủ sống và cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.

Hiện tại phần lớn các DN ở vùng 1 đã trả lương cao hơn mức lương tối thiểu theo quy định. Cụ thể tại Cty Hà Thắng, mức lương bình quân đang trả cho NLĐ là 6.000.000 đồng/người/tháng, ngoài ra khi tăng ca, thêm giờ vẫn phải trả NLĐ tiền tăng ca, tăng giờ có như vậy NLĐ mới yên tâm làm việc.

 *Viện Trưởng Viện năng suất Việt Nam – Nguyễn Anh Tuấn: Không thể đẩy khó khăn về phía NLĐ

Đối với bất kỳ một quốc gia nào việc tăng lương đều là sự thách thức đối với các nhà quản lý, các DN vì khi tăng lương buộc phải tìm nguồn để chi trả. Tại Việt Nam, chúng ta chưa thể gọi là tăng lương được mà chỉ nên gọi là điều chỉnh mức lương để NLĐ sống được bằng lương, chứ không phải tăng thêm lương thông thường theo mức tăng trưởng của DN và xã hội. Hiện nay, NLĐ ở một số khu vực được trả mức lương “bèo bọt” không đủ sống. Các DN muốn NLĐ cống hiến hết mình cho sự phát triển thì phải đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường phát triển DN thì mới có nguồn để trả lương cho NLĐ, chứ không thể ngồi kêu và đẩy khó khăn về phía NLĐ.

*Ông Lý Thái Hưng-Giám đốc Cty TNHH Hưng Cúc: Việc tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết.

Khi đồng lương đủ sống, người lao động có thể yên tâm với công việc để cống hiến. Lương cao không chỉ tạo động lực để người lao động hăng say với công việc hơn, mà còn giảm được các vấn đề tiêu cực khác: Công nhân lao động không phải “chân trong chân ngoài” lấy giờ lao động để làm việc khác kiếm thêm thu nhập. Đồng lương công nhân lao động phải được đảm bảo trên cơ sở luật pháp, khi người lao động có đồng lương đủ sống sẽ không phải “lăn tăn” lo lắng, năng suất lao động, hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Đó cũng là chủ trương chung của doanh nghiệp chúng tôi, luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu này. Nếu đồng lương  không đủ sống, nhất là tại các vùng khó khăn, thì rất dễ phát sinh các tiêu cực. Tôi ủng hộ chủ trương tăng lương tối thiểu vùng cho công nhân lao động

*Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Eco Korea (KCN Sông Công, Thái Nguyên) Hoàng Thị Hạnh: Những công nhân nuôi con nhỏ thì phải hết sức chắt chiu

Hiện nay Cty áp dụng lương tối thiểu vùng  theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài lương tối thiểu vùng vùng 2 gần 3,8 triệu đồng, công nhân còn có tiền chuyên cần khoảng 1,3 triệu, tiền làm thêm. Thu nhập như vậy nhưng công nhân phải chi phí nhiều khoản như thuê nhà, đi lại… Vì vậy với khoảng 5 triệu đồng/tháng công nhân mới tạm đủ cho chi tiêu hằng ngày chứ chưa nói tới tích luỹ để có cuộc sống sau này tốt hơn. Có những công nhân nuôi con nhỏ thì phải hết sức chắt chiu lo tiền ăn học cho con, chưa nói đến phải bồi dưỡng thêm nếm cho các cháu. Vì vậy, CĐ Cty luôn có những đề xuất với Cty làm sao cho NLĐ có thêm thu nhập ngoài lương, hưởng nhiều phúc lợi, làm việc ở điều kiện tốt hơn... Tuy vậy, NLĐ luôn mong muốn tăng lương tối thiểu vùng  để đảm bảo mức sống tối thiểu, đời sống NLĐ được nâng lên. Khi NLĐ đủ sức khoẻ, được tái tạo sức lao động sẽ cống hiến và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho Cty. 

 *Bà Trần Thu Phương - Phó Chủ tịch CĐ các KCN - CX Hà Nội: Đa số CNLĐ đều có nguyện vọng tăng lương tối thiểu vùng

Hiện nay , đời sống CNLĐ nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, đa số CNLĐ đều có nguyện vọng tăng lương tối thiểu vùng. Tôi cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết để giúp CNLĐ có mức  sống tối thiểu. Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vùng cần đi với các chính sách đồng bộ khác như chính sách bình ổn giá cả; thực thi nghiêm túc việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho CNLĐ…  Liên quan đến vấn đề tăng lương tối thiểu vùng với chính sách bình ổn giá để giúp đời sống CNLĐ bớt khó khăn, trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo TP. Hà Nội với các đại biểu dự Đại hội XVI CĐ TP. Hà Nội và CNLĐ mới đây, CĐ các KCN - CX cũng đã kiến nghị TP. Hà Nội không tăng giá điện, nước ở các nhà trọ CN thuê. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ghi nhận ý kiến kiến nghị và giao Sở Công thương, các quận, huyện kiểm tra, quán triệt các chủ nhà trọ không được tăng giá. CĐ các KCN - CX Hà Nội cũng kiến nghị chính quyền TP. Hà Nội quán triệt và chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ trên địa bàn quanh các KCN, các chủ hàng ở các chợ đầu mối… không được tự ý tăng giá. Điều quan trọng là cần tăng lương tối thiểu vùng theo đề nghị của Tổng LĐLĐVN và đi kèm là Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá cả.

*Ông Lê Tấn Minh – Chủ tịch CĐ Cty CP Cảng Đà Nẵng: NLĐ nào cũng mong có chính sách tăng lương tối thiểu vùng

Tôi cho rằng, NLĐ nào cũng mong có chính sách tăng lương tối thiểu vùng. Ai cũng muốn đi làm thì thu nhập phải đảm bảo được mức sống ít nhất là tối thiểu rồi tốt hơn. Đó là nguyện vọng chính đáng. Nếu doanh nghiệp không muốn thì  CĐ Cty phải thuyết phục. Bên cạnh đó, tôi cũng mong Nhà nước có chính sách bình ổn giá cả để giúp NLĐ giảm thiểu khó khăn.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Lương tối thiểu vùng năm 2019: Cần xác định cơ cấu lương thực - phi lương thực phù hợp hơn

QUẾ CHI thực hiện |

Tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (HĐTLQG) diễn ra vừa qua, trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019 là 8% (từ 220.000 - 330.000 đồng theo từng vùng), đại diện giới sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất không tăng; còn Bộ phận kỹ thuật HĐTLQG đưa ra các phương án:

Năm 2019, phải tăng lương tối thiểu là lẽ đương nhiên

PGS-TS VŨ QUANG THỌ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN |

Đại diện bên người lao động - Tổng LĐLĐVN - (hôm 12.7) đã tổ chức công bố toàn bộ kết quả khảo sát tiền lương - thu nhập - đời sống của công nhân lao động (CNLĐ) với quy mô mẫu phiếu hỏi là trên 3.000 ở 150 doanh nghiệp, đại diện cho các loại hình: Doanh nghiệp (DN) nhà nước, cổ phần hóa, DN dân doanh, DN FDI và trải trên cả 4 vùng lương, tại 25 tỉnh, thành phố, ngành T.Ư có đông CNLĐ. 

Điều chỉnh lương tối thiểu vùng là cần thiết

Quế Chi |

Theo kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐVN vừa mới công bố, đa số các doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) đều cho rằng việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2018 là cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để DN điều chỉnh tiền lương, giúp NLĐ, nhất là lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp có điều kiện tăng lương, cải thiện đời sống và tăng mức đóng bảo hiểm.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Lương tối thiểu vùng năm 2019: Cần xác định cơ cấu lương thực - phi lương thực phù hợp hơn

QUẾ CHI thực hiện |

Tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (HĐTLQG) diễn ra vừa qua, trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019 là 8% (từ 220.000 - 330.000 đồng theo từng vùng), đại diện giới sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất không tăng; còn Bộ phận kỹ thuật HĐTLQG đưa ra các phương án:

Năm 2019, phải tăng lương tối thiểu là lẽ đương nhiên

PGS-TS VŨ QUANG THỌ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN |

Đại diện bên người lao động - Tổng LĐLĐVN - (hôm 12.7) đã tổ chức công bố toàn bộ kết quả khảo sát tiền lương - thu nhập - đời sống của công nhân lao động (CNLĐ) với quy mô mẫu phiếu hỏi là trên 3.000 ở 150 doanh nghiệp, đại diện cho các loại hình: Doanh nghiệp (DN) nhà nước, cổ phần hóa, DN dân doanh, DN FDI và trải trên cả 4 vùng lương, tại 25 tỉnh, thành phố, ngành T.Ư có đông CNLĐ. 

Điều chỉnh lương tối thiểu vùng là cần thiết

Quế Chi |

Theo kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐVN vừa mới công bố, đa số các doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) đều cho rằng việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2018 là cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để DN điều chỉnh tiền lương, giúp NLĐ, nhất là lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp có điều kiện tăng lương, cải thiện đời sống và tăng mức đóng bảo hiểm.