KHÁNH HÒA:

Một chuyên viên Sở Ngoại vụ “cầu cứu”

NHIỆT BĂNG |

Bà Nguyễn Quý Nguyệt Hồng Uyên - chuyên viên Văn phòng Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa - đã gửi đơn cầu cứu đến Báo Lao Động, yêu cầu giúp đỡ, giải tỏa việc bà bị tạm đình chỉ công tác trong nhiều ngày qua.

Kỷ luật không có đại diện Công đoàn

Bà Uyên cho biết, bà thuộc đối tượng sinh viên nguồn dự bị dài hạn của tỉnh Khánh Hòa, được tỉnh hỗ trợ suốt 4 năm học đại học tại TP.Hồ Chí Minh. Năm 2015, bà tốt nghiệp và được Sở Nội vụ phân công về công tác tại Sở Ngoại vụ từ tháng 1.2016. Chiều 26.1.2018, bà Uyên nhận được quyết định đình chỉ công tác 15 ngày do ông Dương Nam Khánh - Phó Giám đốc phụ trách Sở Ngoại vụ -ký với lý do “phục vụ công tác giải quyết, xác minh vụ việc liên quan đến việc bà Uyên mang sổ theo dõi giấy đi đường của Sở Ngoại vụ đưa cho người ngoài cơ quan”.

Bà Uyên bức xúc: “Tôi vốn không được giao nhiệm vụ quản lý sổ đi đường và cũng không biết tình hình sự việc đầu đuôi ra sao”. Bà Uyên cho rằng, Bộ luật Lao động 2012 quy định rất rõ, khi tạm đình chỉ người lao động phải có ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, nhưng cuộc họp ngày 25.1 về sự việc của bà lại không có sự tham gia của đại diện Công đoàn Sở Ngoại vụ.

Ngày 30.1, ông Khánh tiếp tục ký thông báo về việc xem xét, xử lý kỷ luật người thuộc nguồn quy hoạch dự bị dài hạn của tỉnh đang công tác tại Sở Ngoại vụ. Thông báo này cho biết, căn cứ kết luận giữa lãnh đạo Sở Ngoại vụ và Văn phòng Sở ngày 25.1, Sở Ngoại vụ thông báo xem xét, xử lý kỷ luật đối với bà Nguyễn Quý Nguyệt Hồng Uyên (người thuộc nguồn quy hoạch dự bị dài hạn của tỉnh đang công tác tại Sở Ngoại vụ) về việc vi phạm Quy chế công tác văn thư - lưu trữ của cơ quan.

Quyết định tạm đình chỉ công việc với bà Uyên của Sở Ngoại vụ. Ảnh: P.V
Quyết định tạm đình chỉ công việc với bà Uyên của Sở Ngoại vụ. Ảnh: P.V

Không cần ý kiến Công đoàn (?)

Làm việc với PV Báo Lao Động, ông Dương Nam Khánh - Phó Giám đốc phụ trách Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa - cho biết, sau khi ký quyết định tạm đình chỉ công tác, ông đã hạ 50% lương tháng của bà Uyên, nhưng vẫn cho hưởng thưởng tết bình thường. “Tôi ra quyết định đình chỉ không cần ý kiến của Công đoàn. Ai tự ý mang sổ sách, tài liệu ra ngoài cơ quan không xin phép hay làm mất là tôi đình chỉ ngay. Tôi đình chỉ công việc theo Nghị định 34” - ông Khánh nói.

Ông Khánh cho rằng, theo quy chế văn thư - lưu trữ của cơ quan thì văn thư sẽ quản lý sổ ghi giấy đi đường, nhưng lại bảo “sổ đó lúc thì văn thư giữ, lúc cô Uyên giữ”. Trả lời câu hỏi, vì sao sổ ghi giấy đi đường lúc để cho người này, lúc để cho người khác giữ, trách nhiệm của văn thư như thế nào trong việc này? Ông Khánh nói: “Cái đó sau này sẽ có xử lý trách nhiệm của văn thư”.

Về cơ sở tạm đình chỉ công tác bà Uyên, ông Khánh bảo: “Chiều tối 24.1, qua điện thoại, bà Uyên nói đã mang sổ ghi giấy đi đường ra ngoài đưa cho ông N.Q.Tr (đang công tác tại 1 cơ quan ở tỉnh Khánh Hòa). Khi tôi hỏi ông Tr thì ông ấy trả lời không biết gì về sổ này. Bây giờ sổ đã mất. Khi làm việc với cô Uyên thì cô không phủ nhận cũng không thừa nhận” - ông Khánh nói. Trong khi đó, bà Uyên cho rằng: “Không có chuyện tôi gọi điện cho ông Khánh nói là mình đã mang sổ đưa cho ông Tr”. Việc này, trong đơn kiến nghị, bà Uyên cũng cho rằng, mình bị vu khống.

NHIỆT BĂNG
TIN LIÊN QUAN

Lời cầu cứu khẩn thiết của các gia đình nạn nhân vụ chạy thận ở Hòa Bình

L.Hà |

Ngày 29.11, 8 gia đình nạn nhân trong vụ chạy thận tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục gửi đơn “kêu cứu” lên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xung quanh việc giải quyết bồi thường cho các gia đình nạn nhân sau tai biến chạy thận xảy ra hồi tháng 5.2017.

Xuất khẩu lao động: Hết hạn vợ chưa về nước, chồng gửi đơn kêu cứu

Quỳnh Chi |

Thời gian gần đây, dù ngành LĐTBXH đã có nhiều chỉnh đốn “mạnh tay” với các công ty vi phạm về thu phí, “cắt xén” chương trình đào tạo; thậm chí đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hàng chục công ty sai phạm nghiêm trọng nhưng tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc chính người nhà của họ gửi đơn thư cầu cứu đến cơ quan chức năng vẫn không giảm…

Sơ suất trong đăng kí điểm ưu tiên, nam sinh cầu cứu Bộ GDĐT

Huyên Nguyễn |

Do sơ suất trong quá trình kiểm tra phiếu đăng kí dự thi với điểm ưu tiên, em Nguyễn Trường Nam (SN 1999, dân tộc Nùng, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đã bật khóc khi trượt nguyện vọng duy nhất vào Trường Sĩ quan Chính trị.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Lời cầu cứu khẩn thiết của các gia đình nạn nhân vụ chạy thận ở Hòa Bình

L.Hà |

Ngày 29.11, 8 gia đình nạn nhân trong vụ chạy thận tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục gửi đơn “kêu cứu” lên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xung quanh việc giải quyết bồi thường cho các gia đình nạn nhân sau tai biến chạy thận xảy ra hồi tháng 5.2017.

Xuất khẩu lao động: Hết hạn vợ chưa về nước, chồng gửi đơn kêu cứu

Quỳnh Chi |

Thời gian gần đây, dù ngành LĐTBXH đã có nhiều chỉnh đốn “mạnh tay” với các công ty vi phạm về thu phí, “cắt xén” chương trình đào tạo; thậm chí đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hàng chục công ty sai phạm nghiêm trọng nhưng tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc chính người nhà của họ gửi đơn thư cầu cứu đến cơ quan chức năng vẫn không giảm…

Sơ suất trong đăng kí điểm ưu tiên, nam sinh cầu cứu Bộ GDĐT

Huyên Nguyễn |

Do sơ suất trong quá trình kiểm tra phiếu đăng kí dự thi với điểm ưu tiên, em Nguyễn Trường Nam (SN 1999, dân tộc Nùng, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đã bật khóc khi trượt nguyện vọng duy nhất vào Trường Sĩ quan Chính trị.