Mong ước được đoàn tụ cùng con của công nhân dịp đầu năm

Minh Phương |

Đầu năm mới, đa số công nhân, người lao động đều mong muốn dịch bệnh sẽ nhanh qua và thực hiện được mục tiêu của năm cũ.

Năm 2020, dưới tác động của dịch COVID-19, không ít công nhân, người lao động bị giãn việc, mất việc, giảm giờ làm... từ đó thu nhập cũng giảm sút.

Người lao động đi tìm cơ hội việc làm mới ở các phiên giao dịch việc làm. Ảnh: M.Phương

Chị Vũ Thị Huế (34 tuổi, ở Hà Nội), giữa năm 2020 công ty bị dịch ảnh hưởng nên cắt giảm nhân viên, chị Huế không may bị mất việc. Nhớ lại thời điểm đó, chị Huế nói, ở đâu có phiên giao dịch giới thiệu việc làm, chị đều đến ứng tuyển với hi vọng tìm được công việc thích hợp.

Dịch COVID-19 khiến nhiều công nhân lao động bị mất việc. Ảnh: M.Phương

Chị Huế chuyên ngành kế toán, sau nhiều lần vất vả tìm việc, cuối tháng 10.2020 chị cũng xin được công việc mong muốn. Lương hiện tại của Huế 7 triệu đồng/ tháng, với chị đây chưa phải là mức lương để chị có thể trang trải cho gia đình nhưng có được nơi để làm việc sau nhiều tháng thất nghiệp cũng là may mắn.

Vì thế họ phải rất khó khăn để tìm kiếm được công việc khác. Ảnh: M.Phương

"Bắt đầu đi làm được hơn được hơn 3 tháng nhưng nay dịch COVID-19 lại bùng phát, tôi rất sợ gặp cảnh cũ, thất nghiệp nhiều tháng trời. Do vậy, mong ước lớn nhất của tôi bây giờ là dịch nhanh chóng qua đi, để tôi cũng như nhiều người lao động khác yên tâm làm việc" - chị Huế nói.

Còn mong ước đầu năm mới của vợ chồng anh Nguyễn Huy Toàn (quê ở Quảng Bình) - công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) là có thể đón con nhỏ ra Hà Nội học tập và sinh sống.

"Ở quê nhiều thiếu thốn, không thể hằng ngày chăm sóc con, vợ tôi nhiều lần rơi nước mắt vì nhớ con, nhất là khi nó ốm đau hay vào những ngày Tết thiếu nhi, Trung thu. Nên trong lòng chúng tôi luôn mong mỏi con được sống cùng bố mẹ" - anh Toàn nói.

Và với nhiều công nhân, được đoàn tụ cùng con là mong ước lớn nhất cần thực hiện trong năm 2021. Ảnh: M.Phương

Toàn và vợ ra Hà Nội làm công nhân 5 năm nay, anh có một người con học mẫu giáo đang sống cùng bà nội ở quê. Nhiều năm ra thủ đô nhưng anh chưa thể đón con ra vì điều kiện kinh tế không cho phép.

Hiện vợ chồng Toàn thuê trọ ở thôn Hậu dưỡng (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) với mức giá 500.000 đồng/tháng. Nếu đón con ra, anh phải tìm căn phòng khác rộng hơn cũng như việc tìm trường cho con.

Theo Toàn, đón con ra sống cùng nghe đơn giản nhưng với anh thì khá khó khăn. Bởi chi phí ở thành phố đắt đỏ, số tiền làm ra cũng không tiết kiệm được nhiều, về quê không có việc làm nên vợ chồng anh mới phải lặn lội ra Hà Nội mưu sinh.

Được biết, lương công nhân của 2 vợ chồng hơn 10 triệu đồng/tháng, năm 2020, ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên mất 2-3 tháng Toàn bị giãn việc, giảm giờ làm. Vì vậy mong muốn đón con ra Hà Nội cũng bị hoãn lại.

"5 năm ra thủ đô, tôi luôn ấp ủ có thể cùng con nhỏ đoàn tụ cùng bố mẹ. Năm 2021, vợ chồng tôi sẽ cố gắng thực hiện mong muốn đó" - anh Toàn bộc bạch.

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Niềm tin "phát triển hơn" trong ngày đầu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

Tú Quỳnh - Minh Phương |

Trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhiều công nhân mang theo sự hứng khởi và niềm tin vào một năm mới lao động sản xuất phát triển hơn.

Công nhân Hải Phòng hăng say lao động sản xuất trong ngày đầu năm

Mai Dung |

Sau một tuần nghỉ Tết, sáng 17.2, công nhân, viên chức, lao động TP.Hải Phòng hăng say lao động sản xuất trong ngày đầu năm, tuân thủ các biện pháp phòng dịch COVID-19 tại nơi làm việc.

Đầu năm mới, công nhân đau đầu chuyện gửi con khi dịch bùng phát

Minh Phương |

Bước sang năm mới 2021, công nhân thêm nhiều nỗi lo khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo theo đó là cơm áo gạo tiền, gia đình và con cái.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Niềm tin "phát triển hơn" trong ngày đầu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

Tú Quỳnh - Minh Phương |

Trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhiều công nhân mang theo sự hứng khởi và niềm tin vào một năm mới lao động sản xuất phát triển hơn.

Công nhân Hải Phòng hăng say lao động sản xuất trong ngày đầu năm

Mai Dung |

Sau một tuần nghỉ Tết, sáng 17.2, công nhân, viên chức, lao động TP.Hải Phòng hăng say lao động sản xuất trong ngày đầu năm, tuân thủ các biện pháp phòng dịch COVID-19 tại nơi làm việc.

Đầu năm mới, công nhân đau đầu chuyện gửi con khi dịch bùng phát

Minh Phương |

Bước sang năm mới 2021, công nhân thêm nhiều nỗi lo khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo theo đó là cơm áo gạo tiền, gia đình và con cái.