Mong có thêm nhà công vụ cho giáo viên bám bản vùng cao

Khánh Linh |

Theo ông Vàng A Lả - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sơn La, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, đoàn đại biểu Sơn La mong muốn sẽ có chính sách tổng thể hỗ trợ đầu tư xây dựng thêm nhà công vụ cho giáo viên bám bản, giúp con đường gieo chữ ở vùng cao bớt nhọc nhằn.

Mong có nhà công vụ cho giáo viên vùng cao

Sơn La là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc. Tỉnh có 204 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có đến 17 xã biên giới và 126 xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh còn 17,83%.

Ông Vàng A Lả cho biết, qua khảo sát thực tế cho thấy nhu cầu nhà công vụ cho giáo viên tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, khu vực biên giới của tỉnh Sơn La là rất lớn.

Với 236 đơn vị trường học các cấp và 8.967 giáo viên có nhu cầu ở nhà công vụ, mặc dù địa phương đã nỗ lực, ưu tiên bố trí nguồn lực để đáp ứng tốt nhất, nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được 59,3% (tương ứng với 539 phòng ở), còn thiếu 40,7% (370 phòng).

Theo ông Lả, để giúp đội ngũ nhà giáo có chỗ ăn, chỗ nghỉ khi tình nguyện, hoặc được phân công công tác về vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, các điểm trường lẻ, đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị với Chính phủ nghiên cứu, ban hành chính sách tổng thể hỗ trợ làm nhà công vụ cho đội ngũ giáo viên.

Thầy cô cắm bản mong muốn có những ngôi nhà công vụ để yên tâm công tác. Ảnh: Hùng Dân
Thầy cô cắm bản vùng sâu, vùng xa mong muốn có những ngôi nhà công vụ để yên tâm công tác. Ảnh: Hùng Dân

"Khi có nhà ở công vụ, có một chỗ ăn ở yên ổn, ấm áp sẽ giúp giáo viên bám bản yên tâm công tác, toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp trồng người, vì sự phát triển bình đẳng của con em các dân tộc" - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sơn La nói.

Kiến nghị có thêm thiết chế phục vụ đoàn viên

Bên cạnh đó, đại diện LĐLĐ tỉnh Sơn La cho biết, hiện đơn vị đang quản lý 17 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gồm 12 huyện, thành phố; 5 công đoàn ngành, công đoàn viên chức tỉnh; 1.227 công đoàn cơ sở, với trên 75.000 đoàn viên, người lao động.

Nhiệm kỳ qua, với nhiều biến động về tình hình kinh tế xã hội của đất nước, sự tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, việc làm, thu nhập của đoàn viên và người lao động.

Từ thực tiễn tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh thời gian qua, ông Lả cho rằng, đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất" được triển khai đã mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động thu nhập thấp tại nơi triển khai dự án.

Các cấp Công đoàn Sơn La chăm lo cho đời sống người lao động. Ảnh: Khánh Linh
Các cấp Công đoàn Sơn La chăm lo cho đời sống người lao động. Ảnh: Khánh Linh

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, những thiết chế công đoàn nói trên chưa nhiều, thậm chí ở nhiều khu, cụm công nghiệp chưa có, chưa đáp ứng được nhu cầu của đoàn viên, người lao động.

"Để đối tượng thụ hưởng được bao phủ rộng hơn, đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XIII tiếp tục nghiên cứu, có cơ chế huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng các thiết chế phục vụ đoàn viên.

Cùng với đó, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân ở các khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều nhà máy, doanh nghiệp. Bởi mục tiêu, sứ mệnh của công đoàn là chăm lo cho đời sống của người lao động và đích đến của tất cả các hoạt động cũng là vì người lao động, dù ở đồng bằng hay miền núi" - đại diện LĐLĐ Sơn La đề xuất thêm.

Ngoài ra, với đặc thù tỉnh miền núi, chất lượng lao động chưa thực sự cao, cuộc sống của người lao động vẫn còn nhiều khó khăn, việc tập trung nguồn lực, đa dạng hóa các hoạt động chăm lo, hướng về cơ sở, đảm bảo thiết thực và kịp thời, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.

LĐLĐ tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình “Tết sum vầy”, “Phiên chợ công nhân”, “Chợ tết Công đoàn” , "Mái ấm Công đoàn", kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn...

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Không chỉ mong sống được bằng lương, giáo viên còn muốn được làm chuyên môn

Khánh Linh |

Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam khoá 2023 - 2028, nhiều giáo viên đề xuất mong muốn được ngành giáo dục quan tâm, gạt bỏ bớt những việc rườm rà để được làm đúng chuyên môn, đồng thời có thời gian nghiên cứu, nâng cao trình độ sư phạm.

Tạo điều kiện giúp giáo viên hợp đồng an tâm công tác

MỸ LY |

Bên cạnh những ý kiến đồng tình xung quanh đề xuất nhà trường được ký hợp đồng lao động để giải quyết khó khăn về thiếu giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), nhiều người còn bày tỏ quan điểm cần đảm bảo quyền lợi cho giáo viên hợp đồng cũng như tạo điều kiện cho những giáo viên này cơ hội làm việc lâu dài nếu đủ năng lực.

Cải cách tiền lương từ 1.7.2024 kỳ vọng xóa bỏ bất cập xếp lương giáo viên

Trang Hà |

Giáo viên mong việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW sẽ tạo động lực cống hiến, xóa bỏ những bất cập, hạn chế của việc xếp lương hiện nay.

Đoàn viên, người lao động có hơn 2,889 triệu sáng kiến, làm lợi khoảng 163.724 tỉ đồng

Hà Anh (thực hiện) |

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các phong trào thi đua yêu nước do Công đoàn Việt Nam phát động ngày càng thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Toản - Phó Chánh Văn phòng Tổng LĐLĐVN - cho biết:

Niềm vui của đoàn viên trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHƯ PHƯƠNG (LĐLĐ HUYỆN A LƯỚI) |

HUẾ - LĐLĐ huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) bàn giao nhà "Mái ấm Công đoàn" cho 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn

Minh Hương |

Hà Nội - Ngày 30.11, tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Diễn đàn chuyên đề số 5 chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam với chủ đề “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn”.

Loạt sạp hàng ở các khu chợ sỉ tại TPHCM đóng cửa mùa cao điểm mua sắm

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Hiện đang vào mùa cao điểm mua sắm lớn nhất trong năm, nhưng tại nhiều khu chợ sỉ lớn ở TPHCM như chợ Bình Tây, chợ Tân Bình... hàng loạt sạp hàng phải đóng cửa vì vắng khách.

Gạo ST25 lần thứ 2 đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới

Đạt Phan |

Vượt qua 30 mẫu gạo của 10 quốc gia tham dự, gạo ST25 mang thương hiệu Gạo Ông Cua của Việt Nam chính thức đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023.

Không chỉ mong sống được bằng lương, giáo viên còn muốn được làm chuyên môn

Khánh Linh |

Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam khoá 2023 - 2028, nhiều giáo viên đề xuất mong muốn được ngành giáo dục quan tâm, gạt bỏ bớt những việc rườm rà để được làm đúng chuyên môn, đồng thời có thời gian nghiên cứu, nâng cao trình độ sư phạm.

Tạo điều kiện giúp giáo viên hợp đồng an tâm công tác

MỸ LY |

Bên cạnh những ý kiến đồng tình xung quanh đề xuất nhà trường được ký hợp đồng lao động để giải quyết khó khăn về thiếu giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), nhiều người còn bày tỏ quan điểm cần đảm bảo quyền lợi cho giáo viên hợp đồng cũng như tạo điều kiện cho những giáo viên này cơ hội làm việc lâu dài nếu đủ năng lực.

Cải cách tiền lương từ 1.7.2024 kỳ vọng xóa bỏ bất cập xếp lương giáo viên

Trang Hà |

Giáo viên mong việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW sẽ tạo động lực cống hiến, xóa bỏ những bất cập, hạn chế của việc xếp lương hiện nay.