Mỗi năm, người lao động Việt Nam tại nước ngoài gửi về 3 tỉ USD

Minh Bùi |

Sáng 18.6, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức Hội thảo tham vấn chính sách “Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc hướng tới tuyển dụng công bằng và việc làm bền vững đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài”. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý dự và phát biểu tại Hội thảo.

Tham dự Hội thảo còn có Ngài Chang – Hee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam; Ngài Michael R.DiGregorio – Trưởng đại diện của TAF tại VN; NLĐ từng đi làm việc tại nước ngoài…

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 500.000 người đang làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Riêng năm 2017, đã có khoảng 134.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Bình quân mỗi năm, NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài gửi về VN xấp xỉ 3 tỉ USD.

Một NLĐ chia sẻ những khó khăn gặp phải khi đi XKLĐ. Ảnh: H.A
Một NLĐ chia sẻ những khó khăn gặp phải khi đi XKLĐ. Ảnh: H.A

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý cho biết, ngoài việc mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn có đóng góp cho phát triển kinh tế ở cả quốc gia  tiếp nhận cũng như tại quốc gia có người đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, LĐ VN đi làm việc ở nước ngoài cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro tiềm ẩn.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: V.L
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: V.L

Được biết, là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, CĐVN rất quan tâm đến việc làm, thu nhập và quyền của NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo sự tuyển dụng công bằng cũng như việc làm bền vững đối với NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tái hội nhập thị trường LĐ trong nước khi NLĐ kết thúc hợp đồng ở nước ngoài trở về.

Trong những năm qua, CĐVN đã chủ động hợp tác với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia trong việc hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ đi làm việc ở các nước trên; đồng thời phối hợp với các cơ quan của nhà nước phụ trách về vấn đề LĐ và các tổ chức phi chính phủ khác trong việc hỗ trợ NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài. Thời gian qua, được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của ILO và TAF, hoạt động CĐVN trong lĩnh vực đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ làm việc ở nước ngoài càng được tăng cường.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng, Hội thảo hướng tới nâng cao hơn nữa nhận thức, thái độ, sự quan tâm và phối hợp của các bên có liên quan trong việc hỗ trợ đảm bảo các quyền của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo tinh thần Công ước  Liên hợp quốc về bảo vệ quyền của LĐ di cư và gia đình họ năm 1990.

Chia sẻ quá trình lao động vất vả tại nước ngoài với đại diện Tổng LĐLĐVN và các tổ chức quốc tế, chị Triệu Thị Thiết (Lâm Thao, Phú Thọ) vừa khóc vừa cho biết, để được đi XKLĐ, gia đình chị đã phải đi vay mượn gần 260 triệu đồng để nộp các khoản phí (trong đó có khoản tiền đặt cọc 3.000 USD) cho Cty. Tháng 9.2012, chị Thiết sang Nhật làm thực tập sinh với ngành nghề là đúc nhựa.

“Khi sang nước bạn LĐ thì sự thật khác xa với những lời quảng cáo của Cty đưa tôi đi XKLĐ. Lương thực lĩnh của tôi là 26 triệu đồng/tháng, làm 10 tiếng/ngày chứ không như lời của nhân viên Cty là lương 33 triệu đồng/tháng, làm 8 tiếng/ngày… Đặc biệt tôi gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp và hòa nhập với văn hóa nước sở tại. Do đó, trong quá trình làm việc, tôi đã bị đổ lỗi. Khi đó, tôi không biết nhờ cậy vào ai, tổ chức nào để giải thích cho chủ sử dụng LĐ và bảo vệ quyền lợi!” – chị Thiết cho biết.

Lo lắng bị chấm dứt hợp đồng, dẫn tới không có tiền trả nợ, chị Thiết đã bỏ trốn ra ngoài và làm nhiều việc khác để mưu sinh và kiếm tiền. Năm 2016, chị Thiết về Việt Nam.

Tại Hội thảo, chị Thiết khuyến cáo với những NLĐ có ý định đi XKLĐ là phải tìm hiểu kỹ thông tin và cần tìm tới những DN có uy tín. Đặc biệt, chị Thiết cho rằng, tại các nước có đông NLĐ VN đi XKLĐ thì cần có tổ chức ví dụ như công đoàn để có thể hỗ trợ, bảo vệ, quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ…

Minh Bùi
TIN LIÊN QUAN

Những doanh nghiệp nào được phép đưa thực tập sinh ngành hộ lý sang Nhật Bản?

HOA LÊ |

Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) có công văn đồng ý cho 6 doanh nghiệp được thí điểm triển khai đưa thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản.

18.000 ngư dân sang Hàn Quốc lao động sau sự cố Formosa

Hữu Long |

Đại biểu Quốc hội băn khoăn, sau sự cố Formosa, Bộ LĐTBXH đưa hàng ngàn người tại các tỉnh miền Trung đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, làm thế nào để cân đối hài hòa giữa xuất khẩu lao động và khuyến khích ngư dân bám biển là điều nhiều đại biểu kiến nghị... 

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH: Nhiều chủ sử dụng lao động "đem con bỏ chợ"

Hữu Long - Hà Phương |

Trước phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Trần Ngọc Dung, nhiều đại biểu quan tâm đến tình trạng xuất khẩu lao động nước ta trình độ thấp, công ty môi giới lao động "đem con bỏ chợ"…

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Những doanh nghiệp nào được phép đưa thực tập sinh ngành hộ lý sang Nhật Bản?

HOA LÊ |

Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) có công văn đồng ý cho 6 doanh nghiệp được thí điểm triển khai đưa thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản.

18.000 ngư dân sang Hàn Quốc lao động sau sự cố Formosa

Hữu Long |

Đại biểu Quốc hội băn khoăn, sau sự cố Formosa, Bộ LĐTBXH đưa hàng ngàn người tại các tỉnh miền Trung đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, làm thế nào để cân đối hài hòa giữa xuất khẩu lao động và khuyến khích ngư dân bám biển là điều nhiều đại biểu kiến nghị... 

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH: Nhiều chủ sử dụng lao động "đem con bỏ chợ"

Hữu Long - Hà Phương |

Trước phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Trần Ngọc Dung, nhiều đại biểu quan tâm đến tình trạng xuất khẩu lao động nước ta trình độ thấp, công ty môi giới lao động "đem con bỏ chợ"…