"Mình không muốn xa con đâu, nhưng vì nghèo quá..."

Bảo Hân |

Đằng đẵng chuỗi ngày sang Trung Quốc kiếm sống, rồi về Việt Nam, rồi xuống Hà Nội mưu sinh, nữ công nhân Thào Thị Sanh ít khi được gặp con, con dần quên mặt mẹ. Có lần, chị Sanh về nhà, bà nội bảo cháu: “Chào mẹ đi”, đứa con lớn lắc đầu nguầy nguậy: "Không phải mẹ đâu, không chào đâu…". Chị Sanh ứa nước mắt, lòng đau như dao cứa...

"Không phải mẹ đâu, không chào đâu…"

“Ở quê không có việc gì làm, nên em phải đi xa kiếm sống” - chị Sanh nói, nhỏ như nói thầm.

Trong phòng trọ chật chội, tường ố bẩn, mùi mốc sộc lên, chị Sanh nói chuyện mà không buồn nhìn vào mặt người đối diện. Nữ công nhân có dáng người thấp bé, xanh xao ngồi trên giường, ủ rũ.

Quê chị Sanh ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. "Ở quê chỉ làm nương, làm rẫy, không có đồng tiền nào nên vợ chồng em thường sang Trung Quốc để kiếm việc, thi thoảng mới về nhà. Khi có dịch COVID-19, không thể đi làm ở bên kia nữa, chúng em về quê một thời gian. Chờ mãi mà chưa thể đi làm trở lại, nghe bạn bè rủ, vợ chồng em quyết định về xuôi để đi làm công nhân. Em nghe bạn bè nói, nếu đi làm, có tăng ca đầy đủ, thì thu nhập một tháng lên tới 8 triệu đồng. Nếu được như vậy thì cả 2 vợ chồng một tháng sẽ có 16 triệu đồng. Đó là thu nhập trong mơ đối với gia đình em", chị Sanh kể. Nơi vợ chồng chị chọn làm việc là một công ty may trong Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Tháng 4.2021, để 2 con ở quê cho ông bà nội, vợ chồng chị Sanh thuê một phòng trọ rộng chưa đến chục mét vuông, giá 500.000 đồng/tháng, gần khu công nghiệp Phú Nghĩa. Tháng 6, chị Sanh có thu nhập 8 triệu đồng, chồng chị được 9 triệu đồng. “Đó là khi mình làm đủ 26 công và phải căng mình để làm thêm” - chị Sanh cho hay. Dù vất vả, hai vợ chồng vẫn thấy vui, có thu nhập, có tiền gửi về cho các con.

Nhưng muốn được vất vả để có tiền cũng không phải chuyện dễ dàng. Từ ngày 27.7, vợ chồng chị Sanh và hàng chục công nhân khác trong khu trọ không được đi làm, phải tự cách ly ở phòng. Thu nhập của chị còn 3,9 triệu đồng/tháng. Ngày 5.9, chị Sanh mừng rơi nước mắt khi công ty gọi đi làm trở lại, thế nhưng, niềm vui “ngắn chẳng tày gang”, chị không được làm thêm, chỉ làm giờ hành chính. Như vậy, mỗi tháng chỉ được 5 triệu đồng.

6 ngày nay, chị Sanh đang tạm phải nghỉ ở nhà do công ty không có việc, cũng chưa thông báo khi nào sẽ đi làm trở lại. Rất may, chồng chị vẫn được đến công ty. Hai tháng nay, vì không có tiền, chị Sanh chỉ gửi về nhà vài trăm nghìn đồng để bà có chút tiền mua sữa cho cháu.

Những vất vả, khổ cực, nhớ nhung, cay đắng của người mẹ này chỉ nguôi ngoai đi mỗi khi được gọi điện về cho các con (5 tuổi và 2 tuổi) đang ở quê cùng với ông bà nội. “Mỗi lần gọi điện về, nhìn thấy con vui cười thì em cũng vui cười, nhìn thấy con khóc thì cũng khóc cùng chúng nó, nước mắt cứ thế chảy ra. Mình không muốn xa con đâu, nhưng bởi vì nghèo quá" – chị Sanh nói, giọng nghẹn lại, mắt đỏ hoe.

Nhắc đến các con, chị Sanh càng rầu rĩ. Lâu nay vợ chồng chị hết sang Trung Quốc rồi xuống Hà Nội làm công nhân, cứ xa con đằng đẵng nên các con gần như chỉ biết đến bà nội, quên mặt bố mẹ. “Trước đây, đứa lớn quên mặt bố mẹ, bây giờ đã “biết biết” hơn, mỗi lần gọi điện đã biết thỏ thẻ, “mẹ ơi con nhớ mẹ lắm”. Nhưng giờ lại đến lượt đứa nhỏ. Mỗi lần gọi điện về, nó chẳng thèm nói chuyện với mẹ nữa, cứ quay mặt đi chỗ khác hoặc chạy đi chơi” - chị Sanh thút thít khóc.

Khu nhà trọ nơi vợ chồng chị Sanh thuê ở. Ảnh: Bảo Hân
Khu nhà trọ chật chội, xuống cấp nơi vợ chồng chị Sanh thuê ở. Ảnh: Bảo Hân

Chị Sanh bảo, có lần tôi về quê, bà nội thấy cháu lớn gặp mẹ mà không nói gì, liền nhắc: “Chào mẹ đi”. Cháu lắc đầu nguầy nguậy, bảo: “Không phải mẹ đâu” rồi kiên quyết không chào, chạy đi chơi. Về quê, chị Sanh muốn ngủ với con nhưng con không chịu. "Nó chỉ muốn ngủ với bà thôi, vì quen rồi”, chị Sanh nức nở.

Từ tháng 4 đến nay, chị Sanh chưa được gặp con. Thời gian xa con sẽ kéo dài nữa, bởi chị Sanh dự định sẽ cố đi làm đến Tết mới về quê...

“Con nhớ mẹ bằng cả trái đất”

Chị Trần Thị Ngọc (sinh năm 1991) để 2 con (10 tuổi và 5 tuổi) ở quê Yên Bái với chồng, một mình lên Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) làm công nhân. Chồng chị làm nông, gần như không có thu nhập, nên cuộc sống của cả gia đình trông chờ vào đồng lương của chị. “Mỗi tháng, em gửi về cho chồng 6-7 triệu đồng để chăm các con; nếu thu nhập ít, em chỉ có thể gửi bằng một nửa số đó. Hàng tháng, ngoài tiền phòng trọ 1 triệu đồng, em sống tằn tiện nên chỉ chi tiêu ăn uống, sinh hoạt cá nhân thêm 1 triệu đồng nữa”- chị Ngọc kể.

Cả năm nay, chị Ngọc mới về quê được 1 lần từ tháng 6. Mấy tháng nay, chị không thể về quê gặp các con. “Có lẽ, phải cuối năm em mới được về gặp chồng con. Em nhớ con đến sắp trầm cảm rồi. Có lần gọi điện về, con bảo, con nhớ mẹ bằng cả trái đất, con chỉ muốn mẹ về thôi. Nghe những lời ấy, em chỉ muốn bỏ cuộc, bỏ lại phòng trọ, công việc để về quê với con. Nhưng nghĩ lại, về quê thì không có việc làm, trong khi đó, ở đây, nếu chịu khó thì có thu nhập khá, nên em đành nén nỗi nhớ các con lại” - chị Ngọc bần thần. 

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp và công nhân đều muốn tăng ca

Nam Dương |

Hầu hết các doanh nghiệp mong muốn sẽ được tăng ca để đáp ứng đơn hàng, còn người lao động cũng muốn làm thêm để có thêm thu nhập, bù lại khoảng thời gian nghỉ quá dài do ảnh hưởng dịch bệnh.

Công nhân khu công nghiệp: "Có 20 triệu sao dám mơ mua nhà"

Minh Phương |

"Nếu muốn mua nhà 1 tỉ đồng thì phải có 50-70% rồi vay thêm ngân hàng. Tôi chỉ có 20 triệu đồng sao dám mơ mua nhà" - anh Ngô Văn Ích - công nhân Công ty TNHH TOTO Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ khi chúng tôi hỏi về nguyện vọng mua nhà.

Công nhân hào hứng vì được trở lại "bình thường mới"

Minh Hương |

Sau thời gian dài sản xuất "3 tại chỗ" ở công ty, anh Nguyễn Văn Trường - Công nhân Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) được trở về nhà khi thành phố có chỉ thị nới lỏng giãn cách.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Doanh nghiệp và công nhân đều muốn tăng ca

Nam Dương |

Hầu hết các doanh nghiệp mong muốn sẽ được tăng ca để đáp ứng đơn hàng, còn người lao động cũng muốn làm thêm để có thêm thu nhập, bù lại khoảng thời gian nghỉ quá dài do ảnh hưởng dịch bệnh.

Công nhân khu công nghiệp: "Có 20 triệu sao dám mơ mua nhà"

Minh Phương |

"Nếu muốn mua nhà 1 tỉ đồng thì phải có 50-70% rồi vay thêm ngân hàng. Tôi chỉ có 20 triệu đồng sao dám mơ mua nhà" - anh Ngô Văn Ích - công nhân Công ty TNHH TOTO Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ khi chúng tôi hỏi về nguyện vọng mua nhà.

Công nhân hào hứng vì được trở lại "bình thường mới"

Minh Hương |

Sau thời gian dài sản xuất "3 tại chỗ" ở công ty, anh Nguyễn Văn Trường - Công nhân Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) được trở về nhà khi thành phố có chỉ thị nới lỏng giãn cách.