Mệt mỏi làm tăng nguy cơ tai nạn lao động

BÌNH NGUYÊN |

Quá trình sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18.9.2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và 3 năm thi hành Luật ATVSLĐ trong hệ thống CĐ, có những bất cập và vướng mắc, trong đó có thời giờ làm việc được nêu ra.

Còn nhiều yếu tố nguy cơ

Một trong số đó là việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ tại một số doanh nghiệp (DN), nhất là DN nhỏ và vừa chưa tốt. Khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (NLĐ), quan trắc môi trường lao động ở nhiều DN còn hình thức, đối phó. Nhiều DN chỉ quan tâm đến vấn đề an toàn lao động (ATLĐ) khi phải xử lý sự cố, ít quan tâm áp dụng các giải pháp đổi mới kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp.

Việc quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ vẫn còn tình trạng vi phạm trong quy trình kiểm định kỹ thuật ATLĐ. Việc thống kê, nắm bắt số liệu việc sử dụng máy, thiết bị này, nhất là trong khu vực phi chính thức (hộ gia đình, cá nhân…), còn hạn chế… Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu để quản lý máy, thiết bị được kiểm định, hết hạn kiểm định và không còn hạn sử dụng. Số cơ sở lập hồ sơ vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ thấp (20% tổng số cơ sở). Điều kiện lao động của NLĐ, nhất là lao động nữ trong một số ngành nghề có nguy cơ cao về vệ sinh lao động (da giầy, dệt may, chế biến thủy sản và lắp ráp điện tử) còn nhiều yếu tố nguy cơ như phải làm việc trong điều kiện tiếng ồn, nhiệt độ nóng, lạnh, độ ẩm, hóa chất có nồng độ cao.

Phải làm thêm giờ quá quy định diễn ra phổ biến

Đặc biệt tình trạng NLĐ phải làm thêm giờ quá quy định diễn ra phổ biến trong các DN dệt may, da giày, thủy sản, điện tử, gỗ, những DN gia công hàng xuất khẩu và thâm dụng nhiều lao động. Tại nhiều DN, NLĐ phải làm thêm từ 400-600 giờ/năm dẫn đến không có thời gian để nghỉ ngơi phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Sự mệt mỏi của NLĐ cũng là nguy cơ làm gia tăng TNLĐ. Đồng thời, với việc làm thêm giờ, nhiều NLĐ không có thời gian dành cho gia đình, chăm sóc con cái, làm suy giảm chất lượng nguồn nhân lực và dân số.

Từ thực tế, tổ chức CĐ đã đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 29-CT/TW và Luật ATVSLĐ. Trong đó, có đề nghị Quốc hội khi xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động chỉ xem xét mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ khi việc chi trả tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ được tính theo lũy tiến. Quy định về giờ làm thêm cần tiếp tục được phân hóa theo ngành nghề của DN như pháp luật hiện hành. Vì vậy, nếu cần tăng thì chỉ tăng “không quá 200 giờ, trường hợp đặc biệt không quá 400 giờ”, nhưng phải đảm bảo quy định các tiêu chí để xác định “trường hợp đặc biệt” được phép tăng thời gian làm thêm giờ lên 400 giờ/năm.

Bên cạnh đó, Quốc hội nghiên cứu giảm giờ làm chính thức ở khu vực ngoài Nhà nước từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần để NLĐ được nghỉ ngơi tái tạo sức lao động và chăm sóc gia đình, hạn chế TNLĐ.

BÌNH NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

“100 ngày nói không với tai nạn lao động” tại 100 nhà máy

LÊ TUYẾT |

Ngày 27.9, chiến dịch “100 ngày nói không với tai nạn lao động” chính thức được triển khai tại TPHCM. Chiến dịch do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP HCM phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Công nghiệp gỗ và Thủ công mỹ nghệ HCM (HAWA), Hiệp hội Nội thất Bình Dương (BIFA), Hiệp hội lâm sản Bình Định (FPA) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh (CSID).

1.039 người chết do tai nạn lao động trong năm 2018

Nam Dương |

Cả nước đã xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn lao động, làm 8.229 người bị nạn, trong đó làm chết 1.039 người trong năm 2018, tăng gần 12% so với năm 2017.

Hướng đến mục tiêu giảm 5% tai nạn lao động

X.N |

“Mục tiêu đến hết nhiệm kỳ phấn đấu giảm 5% số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)” - đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu tại buổi khai giảng lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho cán bộ công đoàn miền Trung - Tây Nguyên diễn ra ở TP.Quy Nhơn, Bình Định ngày 21.8.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

“100 ngày nói không với tai nạn lao động” tại 100 nhà máy

LÊ TUYẾT |

Ngày 27.9, chiến dịch “100 ngày nói không với tai nạn lao động” chính thức được triển khai tại TPHCM. Chiến dịch do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP HCM phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Công nghiệp gỗ và Thủ công mỹ nghệ HCM (HAWA), Hiệp hội Nội thất Bình Dương (BIFA), Hiệp hội lâm sản Bình Định (FPA) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh (CSID).

1.039 người chết do tai nạn lao động trong năm 2018

Nam Dương |

Cả nước đã xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn lao động, làm 8.229 người bị nạn, trong đó làm chết 1.039 người trong năm 2018, tăng gần 12% so với năm 2017.

Hướng đến mục tiêu giảm 5% tai nạn lao động

X.N |

“Mục tiêu đến hết nhiệm kỳ phấn đấu giảm 5% số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)” - đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu tại buổi khai giảng lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho cán bộ công đoàn miền Trung - Tây Nguyên diễn ra ở TP.Quy Nhơn, Bình Định ngày 21.8.