Mẹ phụ hồ thắt ruột vì chưa thể về quê đưa con đi khám bệnh

Bảo Hân |

Những ngày này, đứa con gái 6 tuổi của chị Hòa đang ở quê với ông bà ngoại, hay kêu bị đau bụng. Mặc dù Hà Nội đã nới lỏng giãn cách, nữ công nhân phụ hồ này vẫn chưa thể về quê để đưa con đi khám. Lòng chị Hoà nóng như lửa đốt, có những đêm chị không ngủ được vì lo lắng.

Gần 10 giờ sáng 24.9, chị Bùi Thị Hoà vẫn nằm còng queo trong chiếc lán dựng tạm tại tổ 17, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Đây vốn là chỗ ở của nhóm công nhân xây dựng. Trời mưa tầm tã, lán tạm lợp bằng vải bạt không ngăn được hết nước, đôi chỗ bị dột.

Chị Hoà nằm trân trân nhìn lên trần bạt, nghĩ đến đứa con gái 6 tuổi đang ở quê với bà tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Thời gian gần đây, khi đi học, cháu hay kêu bị đau bụng không rõ nguyên nhân. Chị rất lo lắng bởi biết đây là điều bất thường, thế nhưng dù Hà Nội đã nới nỏng giãn cách, chị vẫn chưa thể về quê để đưa con đi khám, xác định xem cháu có bị bệnh hay không.

Chiếc lán tạm nơi chị Hoà đang sống. Ảnh: Bảo Hân
Chiếc lán tạm nơi chị Bùi Thị Hoà đang sống. Ảnh: Bảo Hân

“Hiện giờ tôi rất muốn về quê, nhưng về quê bây giờ rất tốn kém, mà tôi thì lại đang cạn tiền, không thể để về đưa con đi khám. Ngoài ra, về quê còn có thể phải thực hiện cách ly nữa. Ở nhà, ông bà già đã già rồi, nên cũng không biết xoay xở thế nào” - chị Hoà lý giải.

Ngoài lý do về để khám bệnh cho con, chị Hoà rất muốn hồi hương còn bởi chị xa nhà đã lâu. Hơn 2 tháng nay, như nhiều lao động tự do khác, chị “mắc kẹt” tại Hà Nội. Hết tiền, nhóm công nhân của chị phải chuyển từ nhà trọ ra ở ngoài lán tạm.

Chồng mất vì tai nạn khi chị Hòa đang mang bầu được 6 tháng, một mình chị phải tần tảo nuôi con ăn học. Ở quê, rất khó kiếm được công việc có thu nhập đủ sống, chị đành chấp nhận tha hương để đi làm phụ hồ - công việc bán sức lấy tiền. Nếu công việc diễn ra suôn sẻ, làm đủ công, một tháng chị kiếm được 7-8 triệu đồng. Số tiền ấy, chị gửi về quê 2 triệu đồng để bà nuôi cháu, rồi trả nợ tiền vay mượn xây nhà. Hai tháng nay, không được đi làm, chị không có thu nhập, nên cũng chẳng gửi tiền về cho con.

Đang nói chuyện với phóng viên, chị Hoà nhận được cuộc gọi. Sau khi nghe, chị thông báo với mọi người là chiều nay (24.9) sẽ tiếp tục được đi làm. Tin vui ấy chẳng thể nào xua đi nét u ám cố hữu trên gương mặt già trước tuổi của chị Hoà.

“Tôi vẫn chưa có ý định về quê thời điểm này. Bây giờ mà về thì không được đi làm, không có tiền. Chưa kể bây giờ chưa có xe khách, thuê xe ngoài tốn tiền triệu. Rồi phải tốn tiền xét nghiệm, khả năng phải đi cách ly... Tính đi tính lại, tôi nghĩ ở lại làm việc vẫn tốt hơn" - chị Hoà tâm sự.

Chị Hoà rất lo lắng tình trạng sức khoẻ của con. Ảnh: Bảo Hân
Chị Bùi Thị Hoà rất lo lắng tình trạng sức khoẻ của con. Ảnh: Bảo Hân

Chị Hoà kể, vừa rồi, có người cùng quê với chị đi từ Hà Nội về hết 800.000 đồng tiền taxi, rồi mất thêm 300.000 đồng tiền đón từ đường lớn về xã nữa. Nghĩ đến việc phải mất số tiền lớn, chị đã thấy xót. Chị hy vọng, con chị chỉ bị đau bụng bình thường, không phải là dấu hiệu của một căn bệnh gì nghiêm trọng.

Video: Chị Bùi Thị Hoà lo lắng về tình trạng sức khoẻ của con gái 11 tuổi đang ở quê. Thực hiện: Bảo Hân

“Tôi rất muốn về, nhưng giờ phải đi làm để có tiền, rồi chờ “cai” (người phụ trách nhóm lao động) lên, xem tiền công như thế nào. Có tiền rồi tôi mới về để đưa con đi khám bệnh, xem con có bị sao không” - chị Hoà nói, giọng đầy lo âu.   

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Nữ công nhân nhận lau dọn thuê để kiếm tiền nuôi 3 con nhỏ

Hà Anh |

Chồng vướng vào vòng lao lý 6 năm nay, một mình chị Ngô Thị Hương (sinh năm 1990, công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam) đang “gánh gồng” để chăm lo cho 8 người trong gia đình.

Công nhân quay trở lại nhà máy: Cần chương trình tầm quốc gia

NHÓM PV |

Mặc dù đã được cảnh báo từ trước, thế nhưng kịch bản đối phó với vấn đề thừa – thiếu nguồn nhân lực, công nhân phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất… khi COVID-19 được khống chế đang trở thành bài toán khó. Doanh nghiệp, địa phương sẽ khó có thể trở tay kịp nếu không có lời giải ngay từ bây giờ cho thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Tai nạn lao động tử vong, nam công nhân xét nghiệm mắc COVID-19 ở Thanh Oai

Tùng Giang |

Bị tai nạn lao động và tử vong vào chiều 23.9, sau khi vào viện, ông L.D (Thanh Oai, Hà Nội) được lấy mẫu xét nghiệm và đến chiều 24.9 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Nữ công nhân nhận lau dọn thuê để kiếm tiền nuôi 3 con nhỏ

Hà Anh |

Chồng vướng vào vòng lao lý 6 năm nay, một mình chị Ngô Thị Hương (sinh năm 1990, công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam) đang “gánh gồng” để chăm lo cho 8 người trong gia đình.

Công nhân quay trở lại nhà máy: Cần chương trình tầm quốc gia

NHÓM PV |

Mặc dù đã được cảnh báo từ trước, thế nhưng kịch bản đối phó với vấn đề thừa – thiếu nguồn nhân lực, công nhân phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất… khi COVID-19 được khống chế đang trở thành bài toán khó. Doanh nghiệp, địa phương sẽ khó có thể trở tay kịp nếu không có lời giải ngay từ bây giờ cho thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Tai nạn lao động tử vong, nam công nhân xét nghiệm mắc COVID-19 ở Thanh Oai

Tùng Giang |

Bị tai nạn lao động và tử vong vào chiều 23.9, sau khi vào viện, ông L.D (Thanh Oai, Hà Nội) được lấy mẫu xét nghiệm và đến chiều 24.9 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.