Mất thưởng Tết vì nghỉ việc cuối năm

Hạnh Phương |

Chỉ còn hơn 40 ngày là đến Tết Nguyên đán 2023, những công nhân nghỉ việc thời điểm này đành ngậm ngùi không có thưởng Tết sau một năm miệt mài làm việc.

Muốn xin đi làm trở lại

Chị Bùi Thị Hòa (sinh năm 1993, quê Phú Thọ) là một trong số những công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) xin nghỉ việc trong thời gian này.

Chia sẻ lý do phải nghỉ việc, chị Hoà cho biết, khoảng 2 tháng trở lại đây, công nhân không được tăng ca, làm thêm nên chỉ nhận mức lương 5,4 triệu đồng/tháng.

Chị Bùi Thị Hoà - xin nghỉ việc vì thu nhập giảm sút do không được tăng ca. Ảnh: Hạnh Phương.
Chị Bùi Thị Hoà xin nghỉ việc vì thu nhập giảm sút do không được tăng ca. Ảnh: Hạnh Phương

Trong khi đó, chị Hòa phải thuê người trông cậu con trai 3 tuổi với mức chi phí 3 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, thời gian này, con trai ốm đau triền miên, chị Hòa quyết định xin nghỉ việc để có thời gian ở nhà chăm con.

“Tháng trước, tôi phải đưa con đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương tốn gần 7 triệu đồng. Tôi nghỉ việc để ở nhà để đỡ tốn tiền thuê người trông con và có thời gian đưa con đi khám bệnh. Nhưng nghỉ việc ở nhà, không có thu nhập, chỉ trông chờ vào đồng lương của chồng nên bí bách lắm” - chị Hòa cho hay.

Chị Hoà nghỉ việc và không có thêm bất kỳ khoản tiền nào, nữ công nhân biết rằng sẽ bị mất luôn khoản thưởng Tết. Hiện, kinh tế cả gia đình chỉ trông chờ vào lao động chính là chồng. Dù anh cố đăng ký để được tăng ca nhưng cũng không thể gồng gánh được chi tiêu của cả gia đình.

"Tôi muốn xin đi làm trở lại để co kéo lại tháng cuối năm, lo cho con cái, đỡ đần chồng" - chị Hòa nói.

Trước khi xin thôi làm việc trong nhà máy, chị Hoà có 9 năm làm công nhân, mức thu nhập khá ổn định. Nếu tăng ca, làm thêm, tiền lương trung bình của hai vợ chồng cũng khoảng 20 triệu đồng/tháng. Số tiền này, chị phải chi trả rất nhiều khoản: Tiền phòng trọ, điện, nước đã tốn 3 triệu đồng/tháng, cộng thêm phí thuê người trông con, ăn uống... Ngoài ra, mỗi tháng chị Hoà cũng phải gửi về cho bố mẹ chồng ở quê 3-4 triệu đồng để lo cho con trai cả đang học lớp 1.

Đầu năm dịch bệnh, cuối năm ít việc

Còn chị Vũ Thị Phương - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long - cũng mới xin nghỉ việc vì hơn 2 tháng nay do doanh nghiệp không có đơn hàng, công nhân chỉ ở nhà hưởng lương ngừng việc (tương ứng 70% lương cơ bản).

Công ty chị làm việc chuyên về sản xuất linh kiện điện tử, nếu chỉ sống bằng 70% lương, cuộc sống của chị Phương sẽ rơi vào cảnh túng thiếu.

Ở thành phố thực phẩm đắt đỏ, ngoài ra, mỗi tháng chị Phương phải tốn thêm 900.000 tiền thuê trọ. Nếu cứ cố gắng bám trụ ở lại chờ việc, chị sẽ không có tiền trang trải cho bản thân và gia đình.

Suy nghĩ đắn đo, nữ công nhân quyết định trả phòng trọ, khăn gói về quê, dự kiến ra Tết sẽ trở lại Thủ đô xin vào công ty khác làm việc.

Chị Phương cho hay, điều khiến chị tiếc nuối nhất khi nghỉ việc thời gian này là không có thưởng Tết. Làm việc ở công ty cũ 6 năm, những năm trước, chị được thưởng 2 tháng lương cơ bản, tương ứng 11 triệu đồng. Còn bây giờ, sau một năm làm việc vất vả, đầu năm là dịch bệnh, cuối năm thì ít việc, chị Phương sẽ không còn khoản thưởng nào nữa.

Không còn thưởng Tết, gánh nặng kinh tế đè nặng lên vai công nhân. Ảnh: Hạnh Phương.
Không còn thưởng Tết, gánh nặng kinh tế đè nặng lên vai công nhân. Ảnh: Hạnh Phương

Gần cuối năm, gánh nặng kinh tế lại khiến tâm trạng của chị Hòa, chị Phương thêm nặng trĩu. Không có thưởng Tết, hai nữ công nhân hy vọng được hỗ trợ cho công nhân bị mất việc, nghỉ việc do không được tăng ca...

Mới đây, tại Toạ đàm việc làm của người lao động trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng - thực trạng và giải pháp do Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết, hơn lúc nào hết, phải có chính sách thoả đáng, sát với thực tiễn đời sống để hỗ trợ đối người lao động, vừa nuôi dưỡng nguồn lực lao động, cũng như để doanh nghiệp duy trì, tồn tại, có cơ hội để tiếp tục phát triển. Bên cạnh chính sách cấp bách thì cần chính sách lâu dài (về bảo hiểm xã hội, thu hút đầu tư, việc làm…).

Hạnh Phương
TIN LIÊN QUAN

Tháo gỡ khó khăn cho công nhân mất, giãn việc

ANH THƯ |

Hàng trăm nghìn công nhân, người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm do doanh nghiệp giảm đơn hàng, các cơ quan liên quan cần đánh giá tình hình, có giải pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người lao động.

Đề xuất tăng giá điện, công nhân lo lắng dịp cận Tết

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

Trước đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân, nhiều công nhân lao động bày tỏ mong muốn được xem xét điều chỉnh mức tăng phù hợp với thu nhập của họ.

Lao động tự do ngậm ngùi vì không có thưởng Tết

Minh Hương |

Gần cuối năm, vấn đề về thưởng Tết của người lao động lại được đưa ra bàn tán. Nhưng thưởng Tết đa phần chỉ dành cho người lao động ký hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập... còn với lao động phi chính thức, thưởng Tết là điều gì đó rất xa xỉ.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Tháo gỡ khó khăn cho công nhân mất, giãn việc

ANH THƯ |

Hàng trăm nghìn công nhân, người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm do doanh nghiệp giảm đơn hàng, các cơ quan liên quan cần đánh giá tình hình, có giải pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người lao động.

Đề xuất tăng giá điện, công nhân lo lắng dịp cận Tết

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

Trước đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân, nhiều công nhân lao động bày tỏ mong muốn được xem xét điều chỉnh mức tăng phù hợp với thu nhập của họ.

Lao động tự do ngậm ngùi vì không có thưởng Tết

Minh Hương |

Gần cuối năm, vấn đề về thưởng Tết của người lao động lại được đưa ra bàn tán. Nhưng thưởng Tết đa phần chỉ dành cho người lao động ký hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập... còn với lao động phi chính thức, thưởng Tết là điều gì đó rất xa xỉ.