Mánh lới lừa đảo xuất khẩu lao động người lao động nên biết

ANH THƯ |

Đến nay, với việc tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam và các nước, nhiều thị thị trường lao động đã mở cửa, tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam.

Để chuẩn bị cho việc phái cử người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên trao đổi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tại các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động để có những chỉ đạo và hướng dẫn phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã làm việc với cơ quan liên quan trong nước, các địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai công tác chuẩn bị nguồn lao động, các thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng được các điều kiện, quy định tiếp nhận lao động nước ngoài tại các quốc gia/vùng lãnh thổ.

Bên cạnh đó, cùng với các thị trưởng truyền thống là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục thúc đẩy ký kết các Thỏa thuận về hợp tác lao động đối với các nước để mở rộng thị trường lao động ngoài nước, như với CHLB Đức, với Liên bang Nga; với Australia (chương trình visa nông nghiệp), với Israel và một số thị trường châu Âu khác.

Thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu sôi động trở lại, cũng là lúc nở rộ hiện tượng giả mạo doanh nghiệp, lừa đảo người lao động.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Gia Liêm – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - LĐTBXH) cho hay, đối tượng lừa đảo đã lợi dụng nhu cầu của người lao động mong muốn đi làm việc ở nước ngoài để có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt nhưng không phải trải qua các khâu, thủ tục tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng nghề.

Do đó, nhiều tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tìm nhiều hình thức, thủ đoạn để lừa đảo người lao động.

“Có những hình thức, thủ đoạn rất tinh vi mà phải có sự vào cuộc của cơ quan quản lý, cơ quan chức năng mới phát hiện được" - ông Liêm nói.

Các đối tượng này thường lập thành công ty, có văn phòng và đội ngũ nhân viên như các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Zalo…

Thậm chí, họ có cả trang website quảng bá về hoạt động của doanh nghiệp và hình ảnh tuyển chọn, đào tạo người lao động và nơi người lao động làm việc ở nước ngoài.

Ngoài ra, các đối tượng này cũng lợi dụng uy tín của các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để lập ra các công ty có tên tương tự nhằm đánh lừa những người lao động.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, nhìn chung, hình thức, thủ đoạn lừa đảo của các tổ chức, cá nhân này vẫn chỉ nhằm vào nhu cầu muốn đi làm việc của người lao động bằng mọi giá, sự nhận thức về pháp luật và thông tin việc làm ngoài nước còn hạn chế của người lao động.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều nghi bị lừa đảo cả trăm tỉ đồng

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề xuất giải pháp hỗ trợ danh nghiệp xuất khẩu 36 container hạt điều bị "mất kiểm soát".

Cảnh báo lừa đảo vi phạm phạt nguội về an toàn giao thông

TRẦN TUẤN |

Ngày 16.3, Công an thành phố Hà Tĩnh đã phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng vờ nhắn tin thông báo bị phạt nguội về an toàn giao thông rồi khai thác thông tin cá nhân để lừa đảo.

Dấu hiệu bị lừa đảo khi bỗng dưng nhận tin nhắn truy nã

Việt Dũng |

Bỗng dưng nhận được tin nhắn "Cơ quan cảnh sát điều tra công an chính thức truy nã ông/bà và đồng phạm về hành vi lừa đảo, cấu kết, chiếm đoạt tài sản", chuyên gia cho rằng cần cẩn trọng.

Vụ ông Dũng đánh caddie: Chi bộ kỷ luật Bí thư là đúng quy trình

Tường Minh |

Quảng Nam - Lãnh đạo Thị uỷ thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói việc Chi bộ Đảng thực hiện các bước kỷ luật đối với ông Nguyễn Viết Dũng - Bí thư của Chi bộ này là bình thường và đúng quy trình.

Đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng nay 15.3, đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái sau 3 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nhìn lại một năm Việt Nam mở cửa du lịch

Thúy Ngọc |

Mở cửa trong bối cảnh còn nhiều thách thức, ngành du lịch tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và đạt những kết quả quan trọng.

Bốn ngân hàng có vốn Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất 0,2%

Đức Mạnh |

Động thái giảm lãi suất huy động của nhóm big 4 nằm trong nỗ lực giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ 0,5% đến 1% bắt đầu từ ngày hôm nay 15.3.

Người dân đến sớm xếp hàng, chen chúc lấy phiếu hẹn đăng kiểm

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Một số trạm đăng kiểm xe cơ giới ở Hà Nội đã đưa ra hình thức phát phiếu hẹn để có thể kiểm soát lượt vào và giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều người cũng phải đến từ sớm xếp hàng, thậm chí chen chúc nhau đăng ký lịch hẹn.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều nghi bị lừa đảo cả trăm tỉ đồng

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề xuất giải pháp hỗ trợ danh nghiệp xuất khẩu 36 container hạt điều bị "mất kiểm soát".

Cảnh báo lừa đảo vi phạm phạt nguội về an toàn giao thông

TRẦN TUẤN |

Ngày 16.3, Công an thành phố Hà Tĩnh đã phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng vờ nhắn tin thông báo bị phạt nguội về an toàn giao thông rồi khai thác thông tin cá nhân để lừa đảo.

Dấu hiệu bị lừa đảo khi bỗng dưng nhận tin nhắn truy nã

Việt Dũng |

Bỗng dưng nhận được tin nhắn "Cơ quan cảnh sát điều tra công an chính thức truy nã ông/bà và đồng phạm về hành vi lừa đảo, cấu kết, chiếm đoạt tài sản", chuyên gia cho rằng cần cẩn trọng.