Lý do chưa khởi tố được doanh nghiệp trốn đóng BHXH

Nam Dương |

Theo Công an TPHCM, vì nhiều lý do nên chưa đủ cơ sở chứng minh được người có nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN, BHYT cố ý và có hành vi gian dối hay thủ đoạn khác.

Từ năm 2020 đến nay chưa khởi tố vụ nào

Tại hội nghị chuyên đề “Giải pháp thúc đẩy mở rộng độ bao phủ người tham gia BHXH ở những nơi có quan hệ lao động trên địa bàn TPHCM” do Sở LĐTBXH phối hợp với BHXH và LĐLĐ TPHCM tổ chức sáng 30.7, đại diện Công an TPHCM cho biết, từ năm 2020 đến nay đã tiếp nhận nhiều nguồn tin từ cơ quan BHXH chuyển đến nhưng chưa khởi tố được vụ án cũng chưa khởi tố bị can có liên quan đến đơn vị sử dụng NLĐ có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.

Nguyên nhân là theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tội “Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ”, thì bắt buộc người vi phạm phải bị xử lý hành chính về hành vi này mới có đủ căn cứ xử lý hình sự.

Tuy nhiên, các hồ sơ kiến nghị khởi tố của cơ quan BHXH chuyển đến chỉ bị xử lý vi phạm hành chính các hành vi: Chậm đóng, đóng không đúng mức quy định theo quy định tại Khoản 5, 6 Điều 39, Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Đại diện Công an TPHCM phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nam Dương
Đại diện Công an TPHCM phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nam Dương

Qua trao đổi, cơ quan BHXH cho biết, quá trình kiểm tra, xử lý thì chỉ có thể xác định là doanh nghiệp không đóng hoặc đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHTN, BHYT và đóng không đúng mức đóng BHXH, BHTN, BHYT quy định… mà không đủ cơ sở để xác định được các hành vi đó là trốn đóng hay không phải trốn đóng do không chứng minh được người có nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN, BHYT cố ý và có hành vi gian dối và bằng thủ đoạn khác theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP.

Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan BHXH diễn ra đã lâu (có hồ sơ trước thời điểm năm 2017). Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã không còn hoạt động hoặc đã chuyển sang địa phương khác. Nhiều trường hợp, tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thay đổi pháp nhân hoặc tuyên bố phá sản để tránh né các nghĩa vụ phải thực hiện đối với NLĐ, gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình điều tra, xác minh.

Để phục vụ công tác điều tra, xác minh, cơ quan điều tra cần phải thu thập toàn bộ hồ sơ thanh tra, các quy định liên quan đến BHXH cũng như bản kết luận của hội đồng giám định chuyên môn…Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin phục vụ điều tra của các cơ quan này còn chậm làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ giải quyết vụ việc.

Cần sớm có hướng dẫn chi tiết về hành vi gian dối và thủ đoạn khác

Đại diện Công an TPHCM cũng kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước sớm có hướng dẫn chi tiết về hành vi gian dối và thủ đoạn khác để cấu thành hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN (theo Quy định tại Khoản 7, Điều 39, Nghị định 12/2022/NĐ-CP) để có cơ sở xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN và xử lý hình sự khi tái phạm.

Công ty Tuấn Vinh (Quận 12, TPHCM) không tham gia BHXH cho NLĐ trong thời gian dài. Ảnh: Nam Dương
Công ty Tuấn Vinh (Quận 12, TPHCM) không tham gia BHXH cho NLĐ trong thời gian dài. Ảnh: Nam Dương

Đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc xử lý hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 1.1.2018. Theo đó, cần quy định về số tiền đóng mới của doanh nghiệp từ ngày 1.1.2018 đến nay đối với các doanh nghiệp vẫn còn nợ đọng bảo hiểm trong thời gian trước ngày 1.1.2018, bảo đảm quyền lợi của người lao động nói riêng và quỹ BHXH nói chung, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội trong quá trình xử lý hình sự.

Cơ quan BHXH trong quá trình xử lý vi phạm hành chính cần lập biên bản giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người vi phạm, có tài liệu thể hiện việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế của cơ quan BHXH đã áp dụng đối với đơn vị vi phạm, khẩn trương cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Cơ quan BHXH sau khi thanh tra phải làm rõ được tiền trốn đóng, tiền chậm đóng và tiền lãi nhằm xác định thiệt hại của hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của người vi phạm.

Khi xác định có dấu hiệu vi phạm, cơ quan BHXH cần kịp thời chuyển giao thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm, đồng thời phối hợp với cơ quan công an để xác minh, làm rõ dấu hiệu vi phạm, đánh giá đúng bản chất chậm đóng hay trốn đóng để làm căn cứ xử lý hình sự, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo tính nhân văn nhưng cũng đồng thời răn đe, cảnh tỉnh các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và NLĐ.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Giao Bộ Công an xử lý phản ánh chậm đóng, trốn đóng BHXH

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng giao các Bộ Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xử lý phản ánh về việc doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH.

Chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT diễn biến phức tạp

Hà Anh |

Thời gian qua, tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ BHXH, BHYT của người lao động. Một trong những nguyên nhân do pháp luật hiện hành chưa quy định rõ về hành vi chậm đóng, trốn đóng làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý, chế tài tương ứng.

Có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý nghiêm trốn đóng BHXH

phạm đông |

Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay là không ít người sử dụng lao động đã có hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, trong sửa đổi Luật BHXH cần có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm này.

Bổ sung nhiều chế tài nhằm xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Hà Chi |

Theo Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp chủ yếu tập trung khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm khoảng 70-80% tổng số tiền chậm đóng); khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI chiếm dưới 10%.

Bắc Ninh có tân Chủ tịch UBND tỉnh

Trần Tuấn |

Ông Vương Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND tỉnh Bắc Ninh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND Bắc Ninh.

Bộ Công an nêu nguyên nhân xảy ra nhiều tai nạn ở cao tốc

Việt Dũng |

Trong số các nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông trên cao tốc, Bộ Công an chỉ ra lý do tài xế không chú ý quan sát chiếm nhiều nhất với 22,32% tổng số vụ.

Căng cáp dây văng đầu tiên tại dự án cầu Rạch Miễu 2

Thành Nhân |

Sáng ngày 31.7, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận phối hợp với các đơn vị thi công tiến hành căng cáp dây văng đầu tiên tại trụ tháp P20 của dự án cầu Rạch Miễu 2.

Hồi hộp chờ kết quả tuyển bổ sung vào lớp 10 ở TPHCM

Chân Phúc |

TPHCM - Theo kế hoạch, ngày 6.8, các trường THPT sẽ công bố danh sách thí sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.

Giao Bộ Công an xử lý phản ánh chậm đóng, trốn đóng BHXH

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng giao các Bộ Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xử lý phản ánh về việc doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH.

Chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT diễn biến phức tạp

Hà Anh |

Thời gian qua, tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ BHXH, BHYT của người lao động. Một trong những nguyên nhân do pháp luật hiện hành chưa quy định rõ về hành vi chậm đóng, trốn đóng làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý, chế tài tương ứng.

Có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý nghiêm trốn đóng BHXH

phạm đông |

Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay là không ít người sử dụng lao động đã có hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, trong sửa đổi Luật BHXH cần có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm này.

Bổ sung nhiều chế tài nhằm xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Hà Chi |

Theo Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp chủ yếu tập trung khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm khoảng 70-80% tổng số tiền chậm đóng); khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI chiếm dưới 10%.