“Lương đủ sống” mới có thể đảm bảo mức sống tối thiểu

TS Nhạc Phan Linh - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn |

Đại hội XIII của Đảng đề ra mục tiêu: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân”. Đây chính là cơ sở quan trọng của vấn đề “lương đủ sống” ở Việt Nam.

Lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng mức sống tối thiểu về mặt sinh học

Ngày 12.4, Hội đồng Tiền lương Quốc gia bỏ phiếu thống nhất trình Chính phủ phương án đề xuất tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1.7.2022, tức tăng 180.000 - 260.000 đồng so với hiện nay. Đây là một đề xuất rất quan trọng và kịp thời sau 2 năm gián đoạn việc tăng lương tối thiểu vùng do COVID-19 khiến đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu mới chỉ là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu. Điều này cho thấy lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng mức sống tối thiểu về mặt sinh học (bao gồm thực phẩm, nhà ở và nhu cầu thiết yếu như quần áo…). Trong khi đó, mức sống tối thiểu cần nhiều hơn thế.

Tiền lương không chỉ là sự bù đắp cho sức lao động. Nó là một phương tiện để đảm bảo cuộc sống và nó dẫn đến các chính sách công giải quyết cả mức lương và sự phù hợp của nó. Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền của Liên hợp quốc (điều 23) quy định: “Mọi người làm việc đều có quyền được hưởng thù lao công bằng và thuận lợi, đảm bảo cho bản thân và gia đình một sự tồn tại xứng đáng với phẩm giá con người”.

Lương đủ sống là gì?

Lương đủ sống được định nghĩa là thu nhập tối thiểu cần thiết để người lao động đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ. Mục tiêu của mức lương đủ sống là cho phép người lao động có được mức sống cơ bản thông qua việc làm mà không cần trợ cấp của chính phủ.

Mức lương đủ sống khác với mức lương tối thiểu ở chỗ không thể đáp ứng các yêu cầu về chất lượng cuộc sống cơ bản khiến người lao động phải phụ thuộc vào các chương trình trợ cấp của nhà nước để có thêm thu nhập. Về mặt kinh tế, tiền lương đủ sống tương tự như tiền lương tối thiểu vì nó là giá sàn cho sức lao động. Tuy nhiên. lương đủ sống là cơ sở để người lao động không chỉ nuôi sống bản thân, mà còn để nuôi gia đình.

Kinh nghiệm quốc tế

Tại Australia, một phán quyết từ năm 1907 đã thiết lập rằng người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho nhân viên của mình mức lương đảm bảo cho họ mức sống hợp lý. Mục tiêu là nhằm tạo cho “một con người trong một cộng đồng văn minh được sống trong sự thoải mái thanh đạm được ước tính theo tiêu chuẩn hiện tại. Và điều đó không phụ thuộc vào khả năng trả lương của người sử dụng lao động”.

Ở Vương quốc Anh và New Zealand, lương đủ sống có nghĩa là một người làm việc 40 giờ một tuần, phải có đủ khả năng trang trải những điều cơ bản cho một cuộc sống khiêm tốn nhưng ở mức khá (chẳng hạn như thức ăn, chỗ ở, tiện ích, giao thông, chăm sóc sức khỏe, giữ trẻ). Người ta định nghĩa lương đủ sống là mức lương tương đương với mức nghèo của một gia đình bốn người. Chính quyền  London (GLA) sử dụng là mức ngưỡng lương được tính theo thu nhập bằng 60% mức trung bình và thêm 15% để dự phòng cho các sự kiện không lường trước được. Do đó, từ ngày 1.4.2016, mức lương tối thiểu đã được trả như một mức lương đủ sống bắt buộc ở cấp quốc gia.

Ở Mỹ, đến năm 2003, có 122 sắc lệnh về lương đủ sống ở các thành phố của Mỹ và 75 sắc lệnh bổ sung đang được thảo luận.

Ở Châu Á, năm 2009, liên minh “Mức lương sàn Châu Á” được thiết lập, có các hiệp hội thành viên ở Bangladesh, Campuchia, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng một số người ủng hộ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Chiến dịch nhắm vào các nhà tuyển dụng đa quốc gia không trả mức lương đủ sống cho công nhân các nước đang phát triển của họ, tập trung vào sản xuất hàng dệt may.

Tác động của lương đủ sống

Đối với xã hội, các nghiên cứu cho thấy lương đủ sống đóng góp tích cực làm giảm nghèo. Bởi những người lao động đủ tiêu chuẩn áp dụng lương đủ sống hiện đang nằm trong nhóm những nhóm nghèo nhất. Đối với doanh nghiệp, người lao động được trả mức lương đủ sống có nhiều khả năng ủng hộ tổ chức mà họ làm việc theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: Bảo vệ hình ảnh công cộng của tổ chức; giúp đồng nghiệp giải quyết vấn đề; cải thiện kỹ năng và kỹ thuật của họ; cung cấp đề xuất hoặc lời khuyên cho nhóm quản lý, và tăng cường sự quan tâm đến tổ chức.

Ý nghĩa đối với Việt Nam

Ở Việt Nam, mức lương tối thiểu vùng cũng được thiết lập chủ yếu nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu về mặt sinh học. Tuy nhiên, với cú sốc như đại dịch COVID-19 và tình trạng bão giá như hiện nay, đặt ra yêu cầu cần tính toán và xây dựng mức lương đủ để bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Trên thực tế, mức lương tối thiểu thấp khiến người lao động bị vắt kiệt sức lao động khi buộc phải đăng ký tăng ca, làm thêm để có thể duy trì cuộc sống tối thiểu (hầu như không có tích lũy, dự phòng). Những vấn đề về thời giờ nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, chăm sóc, giáo dục con cái, chăm sóc cha mẹ, thụ hưởng giá trị cuộc sống và thành quả lao động… gần như chưa được đưa vào một cách đầy đủ để tính toán mức lương tối thiểu vùng. Đó chính là cơ sở cấp thiết để sớm thiết lập lương đủ sống ở Việt Nam.

Đây cũng là cơ sở để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cải tiến công nghệ, thay đổi phướng thức sản xuất; người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ, năng suất lao động… hướng đến mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

TS Nhạc Phan Linh - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương tối thiểu vùng: Không thể chậm trễ!

Nhóm PV |

Sau 2 phiên thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 và 2023 là 6%, áp dụng từ 1.7.2022 để tư vấn, đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu. Để hiểu rõ hơn về lý do chọn mức tăng và thời điểm tăng lương nói trên, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Trưởng nhóm thương lượng của Công đoàn Việt Nam - tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Nhiều công nhân vẫn nhận lương cơ bản thấp

Bảo Hân |

Qua khảo sát của phóng viên Báo Lao Động, nhiều công nhân dù được nhận mức lương cơ bản cao hơn lương tối thiểu vùng (LTTV), nhưng mức lương này vẫn thấp, không đảm bảo cuộc sống. Để có thu nhập cao hơn, họ phải đi làm thêm.

Tăng lương tối thiểu vùng: Trả “món nợ” gần 2 năm cho người lao động

Lương Hạnh |

Sau 2 phiên thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 và 2023 là 6%, áp dụng từ 1.7.2022 để tư vấn, đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu. Để hiểu rõ hơn về lý do chọn mức tăng và thời điểm tăng lương nói trên, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn với ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Trưởng nhóm thương lượng của Công đoàn Việt Nam - tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không thể chậm trễ!

Nhóm PV |

Sau 2 phiên thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 và 2023 là 6%, áp dụng từ 1.7.2022 để tư vấn, đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu. Để hiểu rõ hơn về lý do chọn mức tăng và thời điểm tăng lương nói trên, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Trưởng nhóm thương lượng của Công đoàn Việt Nam - tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Nhiều công nhân vẫn nhận lương cơ bản thấp

Bảo Hân |

Qua khảo sát của phóng viên Báo Lao Động, nhiều công nhân dù được nhận mức lương cơ bản cao hơn lương tối thiểu vùng (LTTV), nhưng mức lương này vẫn thấp, không đảm bảo cuộc sống. Để có thu nhập cao hơn, họ phải đi làm thêm.

Tăng lương tối thiểu vùng: Trả “món nợ” gần 2 năm cho người lao động

Lương Hạnh |

Sau 2 phiên thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 và 2023 là 6%, áp dụng từ 1.7.2022 để tư vấn, đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu. Để hiểu rõ hơn về lý do chọn mức tăng và thời điểm tăng lương nói trên, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn với ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Trưởng nhóm thương lượng của Công đoàn Việt Nam - tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia.