Lương công chức, viên chức thấp, vì sao vẫn có người chạy chọt vào biên chế?

Bảo Hân - Minh Phương |

Loạt bài viết về lương công chức, viên chức đang thu hút đảo lượng bạn đọc với nhiều bình luận sôi nổi. Một trong những câu hỏi bạn đọc nêu ra là tại sao lương công chức, viên chức thấp nhưng vì sao vẫn có người thi làm công chức, thậm chạy chọt để vào biên chế Nhà nước?


Bình luận về vấn đề này, chị Duyên Khuất viết: Tôi làm ở một đơn vị sự nghiệp của huyện, công tác được 10 năm, là viên chức, được hưởng mức lương 4,2 triệu đồng/tháng và phụ cấp xăng xe là 400.000 đồng/tháng.

Vài năm trước, cùng mức lương này, cuộc sống của tôi tạm ổn nhưng năm nay giá cả leo thang, mọi thứ đều lên giá chóng mặt, tháng nào cũng không bù chi, chưa nói đến việc để ra được đồng nào dự phòng ốm đau.

Tiền ăn, tiền học, tiền điện, tiền xăng, tiền sữa cho con, đám hiếu, hỉ... bao nhiêu thứ cần chi tiêu. Nhiều khi thấy thực sự mệt mỏi và áp lực, không biết xoay sở với cuộc sống ra sao?

"Dù vậy, tôi không dám nghỉ việc vì tiếc công ăn học thi cử mãi mới đỗ vào biên chế. Tôi cũng muốn cống hiến hết mình nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai" - bạn đọc Duyên Khuất chia sẻ.

Một bạn đọc giấu tên cũng bày tỏ về vấn đề này: Lương công chức, viên chức thấp tại sao vẫn xuất hiện tình trạng "chạy chọt" để vào làm ở cơ quan Nhà nước. Số tiền bỏ ra để vào biên chế cũng hàng trăm triệu đồng, không hề ít.

Bàn luận về việc lương công chức, viên chức thấp nhưng vì sao vẫn có người thi làm công chức, thậm chí “chạy chọt” để vào biên chế Nhà nước, TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội của Quốc hội) viện dẫn câu nói người ở trong muốn chạy ra, người ở ngoài thì muốn chạy vào.

“Khi chưa vào công chức, người ta cũng chưa hiểu được công chức thì lương như thế nào. Người ta cảm nhận là vào Nhà nước thì cảm thấy yên tâm hơn” – TS Bùi Sỹ Lợi nói.

Theo TS Bùi Sỹ Lợi, về mặt bản chất, tiền lương đúng ý nghĩa của tiền lương (không phi pháp, tham nhũng, tiêu cực, không “cách này cách khác” để kiếm thêm thu nhập) thì thực chất tiền lương của những người chân chính, có tinh thần trách nhiệm thì rất thấp.

“Người ở ngoài chưa được vào công chức Nhà nước thì cảm thấy vào công chức sẽ yên tâm hơn, khả năng thăng tiến nhiều hơn và có thể có người muốn có "giá đỡ", "ô che" để phấn đấu vươn lên, làm sao có vai vế trong xã hội hoặc chức tước” – TS Bùi Sỹ Lợi bình luận.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay, có công chức, viên chức làm ăn chân chính, đóng góp và cống hiến thì cảm thấy bị thiệt thòi, cảm thấy không xứng đáng với công sức, nên lại ra khỏi khu vực Nhà nước. Do chưa cải cách được chính sách tiền lương nên nhiều công chức, viên chức thấy khó khăn.

Tuy nhiên, TS Bùi Sỹ Lợi cho hay, số lượng người "chạy chọt" vào công chức là có nhưng không phải nhiều.

“Nhiều người vào công chức để cống hiến, học hành, đóng góp cho đất nước. Đại bộ phận công chức của chúng ta là tốt, số lượng bị kỷ luật, tham nhũng, động cơ xấu, không tốt không phải là nhiều” – TS Bùi Sỹ Lợi nói.


Bảo Hân - Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Không nên so sánh lương của giáo viên, bác sĩ khu vực công với công nhân

Phương Minh |

Sau loạt bài về lương công chức, viên chức không đủ nuôi con, một số bạn đọc bày tỏ quan điểm, lương của giáo viên, bác sĩ khu vực công hiện nay còn thấp hơn của công nhân đi làm 2 năm. Tuy nhiên, cũng không nên so sánh lương của người hưởng lương theo nhà nước với lương công nhân vì nghề nào cũng có đặc thù riêng.

Từ 1.10.2022, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thay đổi ra sao?

Minh Hương |

Theo bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng Phòng truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội, từ ngày 1.10.2022, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi.

Tăng lương công chức, viên chức: Không thể nợ mãi nữa

Anh Đào |

Mặt bằng giá mới đã được hình thành sau các biến động liên tục của giá xăng dầu. Lạm phát cộng dồn 3 năm qua đã khiến giá trị đồng tiền hao hụt đi rất nhiều. Trong khi lương cán bộ công chức, viên chức suốt 3 năm qua... chưa tăng.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Không nên so sánh lương của giáo viên, bác sĩ khu vực công với công nhân

Phương Minh |

Sau loạt bài về lương công chức, viên chức không đủ nuôi con, một số bạn đọc bày tỏ quan điểm, lương của giáo viên, bác sĩ khu vực công hiện nay còn thấp hơn của công nhân đi làm 2 năm. Tuy nhiên, cũng không nên so sánh lương của người hưởng lương theo nhà nước với lương công nhân vì nghề nào cũng có đặc thù riêng.

Từ 1.10.2022, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thay đổi ra sao?

Minh Hương |

Theo bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng Phòng truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội, từ ngày 1.10.2022, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi.

Tăng lương công chức, viên chức: Không thể nợ mãi nữa

Anh Đào |

Mặt bằng giá mới đã được hình thành sau các biến động liên tục của giá xăng dầu. Lạm phát cộng dồn 3 năm qua đã khiến giá trị đồng tiền hao hụt đi rất nhiều. Trong khi lương cán bộ công chức, viên chức suốt 3 năm qua... chưa tăng.