Lương công chức, viên chức: Bác sĩ viện công "dứt áo ra đi" vì thu nhập

Bảo Hân - Minh Phương |

Công chức, viên chức trong ngành y tế đang có mức lương rất thấp, không đảm bảo cuộc sống. Thực tế đòi hỏi cần có chính sách tiền lương hợp lý hơn đối với đối tượng này nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức nói chung.

Đề xuất có mức lương tương xứng cho bác sĩ

Gắn bó với một bệnh viện công tại Hà Nội được 10 năm, nhưng đầu năm nay, bác sĩ T. phải “dứt áo ra đi” để sang làm việc tại một bệnh viện tư nhân.

Theo lời kể của nam bác sĩ, thu nhập ở bệnh viện cũ không hẳn là thấp nhưng không đủ để trang trải cuộc sống. Do đã học đến thạc sĩ, lại có nhiều nghiên cứu khoa học nên anh được tăng lương trước thời hạn nhiều lần.

Tuy vậy, thu nhập của anh chỉ được khoảng 10 triệu đồng/tháng. Khi chưa có dịch COVID-19, khoản thu nhập tăng thêm (ngoài thu nhập cứng) được 4-5 triệu đồng/tháng nữa, tổng thu nhập là 15 triệu đồng/tháng” – bác sĩ T. kể.

2 năm qua, khi có dịch COVID-19, khoản thu nhập tăng thêm của anh “ngót” lại chỉ còn 200.000-500.000 đồng/tháng. Để có thêm tiền, anh T. phải trực đọc phim ở các đơn vị khác, làm thêm nhiều việc.

Dù có thêm thu nhập, nhưng cái giá phải trả là ít ngủ, sức khoẻ bị suy giảm, không có thời gian chăm sóc cho gia đình, con cái…

Để có thu nhập tốt hơn, lại có thời gian chăm sóc gia đình, con cái tốt hơn anh T. đã quyết định chuyển sang bệnh viện tư. Thu nhập không được bác sĩ này tiết lộ cụ thể, nhưng đó là con số đảm bảo để anh có thể tập trung vào chuyên môn mà không phải băn khoăn về cơm áo, gạo tiền nhiều nữa.

 
Lương "cứng" của bác sĩ ở bệnh viện không thể đủ chi tiêu. Ảnh minh hoạ: B.H.

Chị Vũ Thu Hạnh (nhân vật xin được đổi tên), sinh năm 1993 - công tác tại một bệnh tuyến Trung ương ở Hà Nội cho biết - lương cứng mỗi tháng chị nhận được là 7,6 triệu đồng, cộng khoản thu nhập tăng thêm 2-3 triệu đồng/tháng, tiền trực vài trăm nghìn đồng/tháng. Tính ra, tổng thu nhập của bác sĩ này 10 triệu đồng/tháng.

Được ký hợp đồng viên chức, với mức lương cố định như vậy, chị Hạnh cho hay “chỉ đủ chi tiêu, thậm chí "âm" tiền, không có dư”.

2 vợ chồng cùng làm bác sĩ, chị Hạnh chia sẻ, với mức lương hiện có, rất khó để mua nhà ở Hà Nội, nếu mua được chắc chắn phải vay thêm ngân hàng. Gia đình chị may mắn vì có nhà của bố mẹ để lại, như nhiều đồng nghiệp của chị  vẫn phải thuê nhà trọ, con cái gửi về cho ông bà chăm sóc vì không gian sống chật chội.

Để có thêm thu nhập, chồng của chị Hạnh phải khám bệnh ngoài giờ. Theo chị, lương cứng của vợ chồng bác sĩ chỉ đủ ăn. Chồng chị phải đi làm thêm ngoài giờ hành chính, thường 8-9 giờ tối mới về, sáng hôm sau 6 giờ lại đến bệnh viện. Có tuần, thứ 7, chủ nhật cũng không được nghỉ.

“Sau những giờ làm căng thẳng ở bệnh viện, chồng tôi vẫn phải làm thêm ở ngoài vì đồng lương khó đảm bảo mức sống ở thủ đô. Vì vậy, anh ấy không có nhiều thời gian nghỉ ngơi hay chăm sóc cho cho gia đình. Nếu được nhận mức lương tương xứng ở bệnh viện, bác sĩ bệnh viện công đã không phải vất vả như vậy” -  chị Hạnh bày tỏ.

Còn chị Trần Thị Ng. - Trạm trưởng một trạm y tế tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình - tỏ rõ vẻ chán nản khi được hỏi về lương của nhân viên trong trạm.

“Lương của nhân viên trong trạm khởi điểm là lương trung cấp hệ số 1,86 nhân với lương cơ sở; 2 năm tăng lương một lần. Tiền trực là 25.000 đồng/đêm; 15.000 đồng/trưa. Tổng thu nhập của nhân viên mới ra trường vào làm tại trạm là khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng” - chị Ng. cho biết và nói thêm, một nhân viên tại trạm đi làm 7 năm nay mới được hệ số lương là 2,66 nhân với 1.490.000 đồng là 3.963.000 đồng/tháng, cộng với tiền trực nữa là được khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng.

Một nhân viên (vào biên chế năm 2009) có lương cao nhất là 6 triệu đồng/tháng (kể cả tiền trực). “Mức lương này là quá thấp, không đảm bảo cho cuộc sống” - chị Ng. bình luận và cho biết, có trường hợp do lương thấp đã làm đơn xin nghỉ để đi xuất khẩu lao động, nhưng sau đó, vì lý do cá nhân nên thôi.

Đề nghị lương khởi điểm cho bác sĩ tương đương bậc 2

Mới đây, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tập hợp các kiến nghị của cán bộ công nhân viên chức ngành y tế về chế độ, chính sách đối với nhân viên y tế đối với Đảng, Nhà nước.

Theo đó, một trong 5 kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước là về chính sách lương khởi điểm của bác sĩ. Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, thời gian đào tạo với bác sĩ kéo dài 6 năm so với các ngành khác thời gian đào tạo chỉ là 4 năm.

Tuy nhiên, phải mất 18 tháng thực hành mới được hưởng lương bậc 1. Các ngành khác, chế độ tiền lương trả sau 4 năm đại học mức lương khởi điểm là 2,34. Đây là một bất cập, đề nghị chế độ chính sách tiền lương khởi điểm riêng với bác sĩ ngành y, được áp dụng mức khởi điểm tương đương bậc 2 là 2,67.

Mức lương của nhân viên y tế, bác sĩ quá thấp, không thể đảm bảo cho cuộc sống. Ảnh minh hoạ: Nguyễn Ly.
Mức lương của nhân viên y tế, bác sĩ quá thấp, không thể đảm bảo cho cuộc sống. Ảnh minh hoạ: Nguyễn Ly.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam – cho hay, vừa qua, có 2 tỉnh đã hỗ trợ cho cán bộ y tế đi chống dịch; còn về lâu dài, quan trọng là phải tăng lương cho nhân viên y tế.

“Nếu lương công chức, viên chức, trong đó có ngành y tế thấp thì thường xảy ra tình trạng bỏ việc, chuyển việc của những đối tượng này. Đối với những trường hợp chuyển việc, hầu hết là cán bộ nhiều kinh nghiệm, gây cho khu vực công quá tải công việc vì phải gánh công việc của người chuyển đi. Đối với cán bộ bỏ việc thì là một sự lãng phí xã hội lớn vì đào tạo một cán bộ y tế không chỉ mất thời gian, kinh phí mà còn là cả một quá trình nỗ lực học tập của cá nhân cán bộ y tế" - bà Bình nói.

Ngoài ra, nếu lương không đủ để trang trải cuộc sống gia đình thì nhân viên y tế sẽ phải đi làm thêm nghề khác để có thêm thu nhập, sẽ mai một chuyên môn đi, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ bệnh nhân. Đáng lẽ thời gian đi làm thêm đó, nhân viên y tế có thể dùng để đọc sách, nâng cao chuyên môn, trình độ.

Theo bà Bình, người làm chuyên môn tốt nhất là không phải lo đến cơm áo gạo tiền thì mới tập trung vào chuyên môn; nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, có thể dẫn đến tiêu cực.

Bảo Hân - Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Lương công chức, viên chức: Mẹ giáo viên lương không đủ nuôi con

Minh Phương - Bảo Hân |

Vấn đề lương giáo viên thấp đã được nói tới rất nhiều, không mới, nhưng luôn nóng. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục, Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Tháp - nhận định: Bất cập trong chế độ tiền lương và thu nhập không chỉ là câu chuyện của nhà giáo, mà còn là băn khoăn chung của người làm việc trong khu vực công.

Lộ trình tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Văn Sơn hỏi: Cho tôi hỏi lộ trình tăng lương cán bộ, công chức, viên chức thế nào trong thời gian tới?

Gần 2.000 viên chức ngành y tế thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp

Thùy Linh |

Ngày 11.9, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II, từ hạng II lên hạng I năm 2022.

Lương bác sĩ y học dự phòng hiện nay một tháng được bao nhiêu?

Hương Giang |

Bộ Y tế vừa đề xuất chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh. Hiện nay bác sĩ y học dự phòng vừa ra trường sẽ có mức lương gần 3,5 triệu đồng.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Lương công chức, viên chức: Mẹ giáo viên lương không đủ nuôi con

Minh Phương - Bảo Hân |

Vấn đề lương giáo viên thấp đã được nói tới rất nhiều, không mới, nhưng luôn nóng. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục, Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Tháp - nhận định: Bất cập trong chế độ tiền lương và thu nhập không chỉ là câu chuyện của nhà giáo, mà còn là băn khoăn chung của người làm việc trong khu vực công.

Lộ trình tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Văn Sơn hỏi: Cho tôi hỏi lộ trình tăng lương cán bộ, công chức, viên chức thế nào trong thời gian tới?

Gần 2.000 viên chức ngành y tế thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp

Thùy Linh |

Ngày 11.9, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II, từ hạng II lên hạng I năm 2022.

Lương bác sĩ y học dự phòng hiện nay một tháng được bao nhiêu?

Hương Giang |

Bộ Y tế vừa đề xuất chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh. Hiện nay bác sĩ y học dự phòng vừa ra trường sẽ có mức lương gần 3,5 triệu đồng.