Lối mở cho nhà lưu trú công nhân tại khu công nghiệp

Nhóm PV |

Tại dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đã có những điều khoản rất mới quy định rõ về nhà lưu trú cho công nhân. Đây cũng là mối quan tâm của đông đảo công nhân, người lao động tại các khu chế xuất - khu công nghiệp khi họ chưa đủ điều kiện mua nhà ở xã hội nhưng lại rất cần an cư trong một môi trường tốt hơn, thay vì thuê tạm tại các khu trọ chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh, an toàn.

Nhu cầu lớn nhưng vướng cơ chế

Trao đổi với Lao Động, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - cho rằng: “Hiện cả nước có khoảng 7 triệu lao động làm việc tại gần 400 KCN. Tỉ lệ nhà ở phục vụ công nhân làm việc tại các KCN, khu chế xuất hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 30% nhu cầu.

Theo khảo sát đầu năm 2023 của Viện Công nhân - Công đoàn, có tới 90% công nhân di cư phải thuê trọ tại khu dân sinh với điều kiện chật hẹp, ẩm thấp, không đảm bảo tái tạo sức lao động, không bảo đảm sinh hoạt lâu dài. Trong bối cảnh nguồn lực công còn hạn chế thì việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động là hết sức cần thiết”.

Ông Nghĩa khẳng định: “Trong lúc nguồn cung nhà ở xã hội chưa đáp ứng thì nhà lưu trú là giải pháp có nhiều ưu thế”.

Theo ghi nhận của Lao Động trên nhiều khu công nghiệp tại Hà Nội, Bắc Ninh, nhu cầu nhà ở của người lao động rất lớn. Tuy nhiên, việc tiếp cận để mua nhà ở xã hội là rất khó khăn do điều kiện, thủ tục và nguồn cung thấp.

Đơn cử như trường hợp chị Nguyễn Thị Hồng - công nhân vệ sinh Khu công nghiệp Yên Phong (huyện Yên Phong, Bắc Ninh). Chị Hồng cùng chồng rất muốn mua nhà ở xã hội nhưng điều kiện tài chính chưa cho phép, họ phải thuê một căn hộ chật chội bên cạnh khu công nghiệp với giá 1.400.000 đồng/tháng. Dù giá thuê rẻ nhưng ngược lại, diện tích phòng ở chật chội, an ninh và môi trường lại chưa đảm bảo.

“Nếu có nhà lưu trú cho công nhân và được thuê với giá hợp lý, môi trường ổn định là điều mong muốn lớn nhất của tôi lúc này”.

Thực tế cũng cho thấy, ở một số nơi như khu công nghiệp Linh Trung II (TPHCM), một số doanh nghiệp đã chủ động làm nhà lưu trú cho công nhân thuê, xong lại vướng ở cơ chế: Nhà lưu trú chưa được xác định là nhà ở xã hội nên thiếu sự hỗ trợ về cơ chế chính sách về vốn vay, miễn giảm tiền thuê đất.

Lối mở

Một tín hiệu đáng mừng là tại Luật Nhà ở sửa đổi (có hiệu lực từ 1.1.2025), nhà lưu trú cho công nhân đã được quy định hẳn một mục (mục 3 chương VI, từ điều 91 đến điều 100).

Đây là lần đầu tiên nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất được đưa vào luật. Trong đó xác định nhà lưu trú cho công nhân được xác định là một loại hình nhà ở xã hội với hàng loạt ưu đãi cho các nhà đầu tư, ngoài ra, còn được ưu đãi về chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp được tính vào chi phí đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; Chi phí đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp được tính là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy vậy, Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa chi tiết hoá về hình thức, điều kiện, bố trí quỹ đất.

Dự thảo Nghị định mà Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đã chi tiết hoá một số điều liên quan đến phát triển nhà lưu trú cho công nhân tại khu công nghiệp như điều kiện đảm bảo an toàn về môi trường, quy mô, tỉ lệ diện tích đất phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và việc cho thuê và quản lý, sử dụng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.

Dự thảo nêu: “Trong quá trình quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí 20% quỹ đất thương mại, dịch vụ của khu công nghiệp để làm nhà lưu trú công nhân.

Trường hợp xây dựng nhà lưu trú công nhân không phù hợp với quy hoạch hoặc tính chất đặc thù của khu công nghiệp, dẫn đến không có quỹ đất đảm bảo an toàn về môi trường quy định tại Điều 55 của Nghị định này thì doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định và có phương án quy hoạch, bố trí nhà lưu trú công nhân ở vị trí khác phù hợp.

Trường hợp khu công nghiệp đã hình thành mà chưa có hoặc chưa đáp ứng đủ chỗ ở cho công nhân, người lao động trong khu công nghiệp và còn diện tích đất thương mại, dịch vụ đảm bảo an toàn về môi trường quy định tại Điều 55 của Nghị định này thì doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có thể nghiên cứu báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để điều chỉnh một phần diện tích đất thương mại, dịch vụ để làm nhà lưu trú công nhân. Phần diện tích đất nhà lưu trú công nhân không quá 20% diện tích đất thương mại, dịch vụ”.

Nếu như trước đây, nhà lưu trú cho công nhân bắt buộc phải thuộc diện tích đất khu công nghiệp (Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế) thì theo Luật Nhà ở sửa đổi và dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thì nhà lưu trú cho công nhân thuộc thẩm quyền bố trí của UBND cấp tỉnh.

Theo đó, đối với các doanh nghiệp đã và đang sản xuất tại khu công nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giải quyết nhà lưu trú công nhân, dành nguồn tài chính để hỗ trợ đầu tư phát triển nhà lưu trú công nhân cho người lao động của đơn vị mình thuê trong thời gian làm việc.

Quản lý, sử dụng nhà lưu trú công nhân như thế nào?

Dự thảo quy định:

- Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân hoặc thuê, ủy thác cho đơn vị có năng lực quản lý vận hành thực hiện quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân đó.

- Nhà lưu trú công nhân phải được cho thuê đúng đối tượng.

- Không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Việc bảo trì công trình phải tuân theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Đơn vị quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân phải xây dựng nội quy sử dụng nhà lưu trú, công bố công khai để công nhân, người lao động thuê nhà và các đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện.

- Đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội được quyền kinh doanh các dịch vụ khác trong khu nhà ở xã hội mà không bị luật cấm để giảm giá dịch vụ quản lý vận hành nhà ở.

- Hoạt động quản lý vận hành nhà ở xã hội được hưởng cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Nhà lưu trú là giải pháp nhiều ưu thế khi nguồn cung nhà ở xã hội thiếu hụt

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG (thực hiện) |

Do nguồn cung nhà ở xã hội còn rất hạn chế, nhiều công nhân lao động phải đi thuê trọ ở các khu dân cư lân cận với điều kiện sống tạm bợ, chật chội. Ngày 28.10, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - về vấn đề này.

Công an lập hồ sơ xử lý vụ việc người mẹ ôm con tạo hiện trường tự tử để dọa chồng

KHÁNH AN |

Công an quận Long Biên (TP Hà Nội) lập hồ sơ xử lý theo quy định vụ việc người mẹ ôm con, tạo hiện trường giả nhảy cầu tự tử để dọa chồng trên cầu Đông Trù.

Bảo mẫu ở Đà Nẵng nắm tóc, bạo hành trẻ tự kỷ

THI TRANG |

Cuối tháng 2 vừa qua, một phụ huynh có con là trẻ tự kỷ 7 tuổi (trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), đã đăng tải các clip, hình ảnh con gái bị bạo hành lên mạng xã hội.

Nhà vô địch ASIAD Nguyễn Thị Phương lan toả niềm đam mê môn võ karate

AN NGUYÊN - HOÀNG HUÊ |

Bên cạnh việc luyện tập, thi đấu cho tuyển karate Việt Nam, nữ tuyển thủ Nguyễn Thị Phương còn hết lòng với câu lạc bộ karate cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Với Phương, đây là công việc giúp cô thoả lòng yêu con trẻ, đồng thời lan toả niềm đam mê môn võ karate đến với các bạn nhỏ.

Cho thôi công tác 4 huấn luyện viên tuyển thể dục dụng cụ

AN NGUYÊN - HOÀNG HUÊ |

Cục Thể dục thể thao cho thôi công tác huấn luyện với 4 huấn luyện viên liên quan đến vụ ăn chặn tiền thưởng, khai khống tiền công tập luyện tại tuyển thể dục dụng cụ quốc gia.

Cửa ra của Kinh thành Huế có ý nghĩa lịch sử đang bị lãng quên

NGUYỄN LUÂN - MINH THÁI |

HUẾ - Kinh thành Huế có tổng 13 cửa ra vào, trong đó có 11 cửa đường bộ, 2 cửa đường thủy và 1 cửa phụ nằm ở phía Đông Bắc. Tuy nhiên, vì là cửa phụ nên hầu như cửa thành này không được sử dụng đến, khiến công trình trở nên lạnh lẽo, hoang vu.

Bổ nhiệm 3 phó giám đốc Công an cùng 15 lãnh đạo cấp tỉnh

Quang Việt |

Trong tuần qua (từ ngày 26.2 - 1.3), ngoài quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc bổ nhiệm 3 phó giám đốc, còn có việc luân chuyển, điều động 15 nhân sự ngành Công an.

Nhiếp ảnh gia đi khắp Việt Nam chụp khoảnh khắc ‘Mẹ yêu con’

Chí Long |

Năm 2005, Lê Bích bắt gặp một em bé H’Mông ngủ trên lưng mẹ - khung cảnh chạm đến trái tim. Từ đó, nhiếp ảnh gia bắt đầu hành trình ghi lại khoảnh khắc cảm động về tình mẫu tử.

Nhà lưu trú là giải pháp nhiều ưu thế khi nguồn cung nhà ở xã hội thiếu hụt

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG (thực hiện) |

Do nguồn cung nhà ở xã hội còn rất hạn chế, nhiều công nhân lao động phải đi thuê trọ ở các khu dân cư lân cận với điều kiện sống tạm bợ, chật chội. Ngày 28.10, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - về vấn đề này.