Lo lắng vì phải nghỉ làm, công nhân thêm “đau đầu” chuyện học của con

Bảo Hân |

Do đang nằm trong khu phong toả, nhiều công nhân tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội phải tạm nghỉ làm. Lo lắng về thu nhập đã đành, điều khiến họ “đau đầu” không kém là chuyện học của con trong năm học mới sắp đến.

Băn khoăn khi cho con học tạm ở quê 

Hơn 10 ngày nay, chị Bùi Thị Kim Dung (30 tuổi, công nhân khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải nghỉ ở nhà. Chồng chị, làm việc tại một phòng khám tư nhân, cũng không đi làm gần 1 tháng nay do ảnh hưởng của dịch.

Bình thường, thu nhập của chị Dung khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, còn của chồng chị cao hơn nên cuộc sống cũng khá ổn so với mặt bằng chung của công nhân.

“Giờ thì chồng tôi không có thu nhập, còn tôi thì có lẽ chỉ được 70% lương cơ bản, tính ra chỉ được khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này khiến tôi rất lo lắng, mong cả hai được làm việc trở lại để đảm bảo cuộc sống cho gia đình” - chị Dung chia sẻ.

Hai vợ chồng chị mới có một con, năm nay lên lớp 2. Cháu được chị gửi về quê nghỉ hè, thế rồi, do Hà Nội giãn cách, sau đó nơi chị thuê trọ đang bị phong toả nên chị chưa thể đón con lên. Ngay sau khi tạm nghỉ làm, chồng chị đã về quê ở Phú Thọ để giúp con ôn thi vào lớp 2. Các cháu thi qua Zoom, mà ông bà ở quê không thạo công nghệ nên anh phải về trực tiếp để hỗ trợ.

Nói về năm học mới này, chị Dung bày tỏ băn khoăn, lo lắng, không biết qua mốc 23.8, rồi 6.9 thì hình thức học nào, trực tiếp hay online, sẽ được cơ quan quản lý quyết định. “Cô giáo của con vừa rồi có nhắc đến thông tin Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép học sinh đăng ký học tạm ở quê trong thời gian dịch, rồi nhà trường sau đó sẽ tiếp nhận lại. Khi biết được thông tin này, tôi đã nói với chồng liên hệ trường ở quê xem có tiếp nhận cháu hay không”- chị Dung chia sẻ.

Con chị Dung đang ôn lại bài ở quê. Ảnh: NVCC
Con chị Dung đang ôn lại bài ở quê. Ảnh: NVCC

Nhưng dù trường ở quê có tiếp nhận cháu hay không thì chị Dung vẫn đầy những lo lắng, băn khoăn đối với việc học của con. Nếu được học tạm ở quê thì sẽ nảy sinh một vấn đề, đó là, theo tìm hiểu của chị, bộ sách giáo khoa mà con học ở quê sẽ không giống với bộ sách mà con sẽ học trên Hà Nội.

Ngoài ra, nếu phải học online thì sẽ rất khó khăn cho con, nhất là khi con còn nhỏ tuổi, ông bà không thạo các thiết bị điện tử.

Con học online ông bà khó hỗ trợ

Anh Phạm Xuân Liêm (công nhân khu công nghiệp Thăng Long) cũng đã gửi 2 con (một cháu năm nay vào lớp 1, một cháu 4 tuổi) về quê từ trước khi Hà Nội tiến hành giãn cách. Anh Liêm cho biết, dù đã nộp hồ sơ nhập học online vào lớp 1 cho cháu đầu, nhưng anh chưa nhận được phản hồi của nhà trường.

Điều anh khá lo lắng là, nếu con phải học online trong khi anh chưa thể đưa cháu lên cùng, thì sẽ rất khó khăn khi ông bà ở quê không phải là những người rành về máy móc, công nghệ để hỗ trợ cháu.

“Đợt đưa các cháu về quê, do lường trước có thể phải học online, nên tôi đã mua trả góp 1 chiếc iPad gửi về cho cháu. Hy vọng là nếu phải học online, sau một vài lần được hỗ trợ, thì ông bà sẽ rành để giúp cháu” - anh Liêm cho hay.

“Đau đầu” tính toán việc học của con, anh Liêm còn thêm lo lắng về thu nhập của gia đình. Hơn 10 ngày nay, do thôn Bầu bị phong toả, vợ chồng anh phải nghỉ làm ở nhà. Bình thường, nếu đi làm đều, thu nhập của cả hai vợ chồng anh được khoảng 14-15 triệu đồng/tháng; còn bây giờ, anh dự tính vợ chồng anh chỉ được hưởng 70% lương cơ bản, thu nhập sẽ bị giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, nếu thời gian nghỉ quá nhiều trong vòng 1 tháng, anh Liêm còn lo đến việc đóng bảo hiểm xã hội của mình…

“Xa các con nhiều tháng nay rồi, nhớ chúng nó lắm mà chưa thể gặp con được. Tôi mong dịch được kiểm soát để sớm đón các con lên ở cùng và cũng là để công việc trở lại bình thường, có thu nhập ổn định như trước đây” - anh Liêm chia sẻ.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Công nhân không thực hiện "3 tại chỗ" có bị đuổi việc không?

Minh Phương |

Doanh nghiệp có quyền thực hiện chính sách pháp luật với công nhân lao động không thực hiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm".

Cuộc sống thiếu thốn trăm bề của công nhân, lao động tự do trong đại dịch

Minh Phương |

Công nhân, lao động tự do là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhiều người bị giảm việc, nghỉ việc không hưởng lương, mất việc làm, không có thu nhập. Nay, cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn khi bị "mắc kẹt" trong khu phong toả.

Công nhân bị tai nạn lao động nát cánh tay được bồi thường 286 triệu đồng

HƯNG THƠ |

Ngoài việc đền bù cho người lao động bị tai nạn lao động gần 300 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Tiến Phong Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) còn bị xử phạt hơn 50 triệu đồng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Công nhân không thực hiện "3 tại chỗ" có bị đuổi việc không?

Minh Phương |

Doanh nghiệp có quyền thực hiện chính sách pháp luật với công nhân lao động không thực hiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm".

Cuộc sống thiếu thốn trăm bề của công nhân, lao động tự do trong đại dịch

Minh Phương |

Công nhân, lao động tự do là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhiều người bị giảm việc, nghỉ việc không hưởng lương, mất việc làm, không có thu nhập. Nay, cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn khi bị "mắc kẹt" trong khu phong toả.

Công nhân bị tai nạn lao động nát cánh tay được bồi thường 286 triệu đồng

HƯNG THƠ |

Ngoài việc đền bù cho người lao động bị tai nạn lao động gần 300 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Tiến Phong Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) còn bị xử phạt hơn 50 triệu đồng.