Lí do Công đoàn đề xuất mức tăng lương tối thiểu cao hơn phiên thứ nhất

HẠNH AN - BẢO HÂN |

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia Ngọ Duy Hiểu đã lí giải vì sao đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 tại phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia thứ 2 vào sáng 20.12 cao hơn so với phiên họp lần trước.

Bù đắp cho người lao động

Tại cuộc họp phiên thứ nhất Hội đồng Tiền lương Quốc gia năm 2023 để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 diễn ra tại Quảng Ninh vào sáng 9.8, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Chính sách, pháp luật Tổng LĐLĐVN - thông tin: Căn cứ vào kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023, đã đề xuất tăng 5-6% mức lương tối thiểu vùng năm 2024 để bù đắp chỉ số trượt giá cho người lao động.

Phiên thứ nhất năm 2023 của Hội đồng tiền lương quốc gia tại Hạ Long, sáng 9.8.2023. Ảnh: Nguyễn Hùng.
Phiên thứ nhất năm 2023 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia tại Hạ Long, sáng 9.8.2023. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Trong khi đó, trao đổi trước khi diễn ra phiên họp thứ 2 vào sáng 20.12, ông Ngọ Duy Hiểu cho biết: Tại phiên họp lần này, phía đại diện cho người lao động đưa ra 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,3% và 6,48%; thời điểm tăng lương tối thiểu từ 1.7.2024.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, bối cảnh kinh tế đã có nhiều khởi sắc, cuối năm đơn hàng của doanh nghiệp tăng hơn; tăng trưởng chung khả quan hơn trong bối cảnh chung của thế giới.

Hai phương án trên được đưa ra trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, cân nhắc nhiều mặt, gồm cả trách nhiệm chia sẻ với người sử dụng lao động.

Ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ hy vọng các bên sẽ có tiếng nói chung để đưa ra mức lương tối thiểu vùng phù hợp đáp ứng nhu cầu của người lao động, nhất là trong bối cảnh lương của khu vực công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ tăng.

"Việc tăng lương cho người lao động là phù hợp” - ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Lý giải mức tăng đề xuất lần này cao hơn so với phiên họp lần trước, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết, hiện tình hình kinh tế xã hội có dấu hiệu tốt hơn; trong khi đó, không đặt mục tiêu tăng lương tối thiểu từ 1.1.2024 vì những thủ tục pháp lí.

“Việc lùi 1 khoảng thời gian đó là yếu tố cần phải nâng mức tăng để bù đắp cho người lao động. Chúng tôi đồng tình với việc tăng lương tối thiểu vùng cùng với thời điểm tăng lương ở khu vực công, đảm bảo tính đồng bộ, thể hiện trách nhiệm chung ở cả 2 khu vực” - ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Trao đổi trong thời gian nghỉ giải lao của phiên họp, ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng ban Chính sách – Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia – lý giải thêm, 2 phương án đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam căn cứ vào nhiều yếu tố.

Trước hết, căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động với 7 yếu tố để xem xét điều chỉnh lương tối thiểu hằng năm. Bên cạnh đó còn là căn cứ vào tình hình thực tế, ví dụ phải đảm bảo sự đồng bộ về cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27 từ 1.7.2024.

Ngoài ra, còn để cải thiện điều kiện của người lao động, giảm thiểu tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần. Theo ông Quảng, việc nâng lương tối thiểu là một cách thức để giảm thiểu tình trạng này, giúp việc sửa đổi pháp luật và thực hiện an sinh xã hội tốt hơn. Ông Quảng cho biết thêm, tại phiên họp sáng 20.12, giới chủ sử dụng lao động đề xuất mức tăng cao nhất là 5%, dù có đại biểu thuộc giới chủ cũng bày tỏ băn khoăn là nếu tăng 5% thì chưa cải thiện được điều kiện của người lao động.

Điểm sáng bức tranh kinh tế

Theo Tổng LĐLĐVN nhìn chung, kinh tế – xã hội nước ta trong 11 tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp.

Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP tăng 4,24%, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,41% (Quốc hội đặt chỉ tiêu tốc độ tăng GDP 2023 là 6,5%).

Trong 11 tháng đầu năm 2023, cả nước có 146 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.366,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 974,1 nghìn lao động, tăng 6% về số doanh nghiệp, giảm 7,9% về vốn đăng ký và tăng 7,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, còn có gần 55,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 201,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Hoạt động thương mại, vận tải, du lịch tiếp tục sôi động, duy trì tốc độ tăng tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng đầu năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 5.667 nghìn tỉ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng của năm 2023 tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước (năm 2022 CPI là 3,15%).

Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. Lao động có việc làm là 51,2 triệu người, tăng gần 800.000 người so với năm 2022. Số lao động thiếu việc làm giảm trên 100.000 người so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, dự kiến tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn, song vẫn là điểm sáng về sự phát triển trong bức tranh kinh tế - xã hội của toàn thế giới.

HẠNH AN - BẢO HÂN
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2024

HẠNH AN - BẢO HÂN |

Sáng 20.12, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên thứ 2 để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp.

Công đoàn đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng tăng 7,3% so với năm 2023

Bảo Hân |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) sẽ đề xuất mức 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng là 7,3% và gần 6,5% trong phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 diễn ra vào ngày hôm nay (20.12)

Lương tối thiểu vùng thấp, công nhân gặp khó

HẠNH AN - THẾ ĐẠI |

Để có một bữa cơm gia đình đầy đủ rau, cá, thịt... chị Chi phải bỏ ra từ 100.000 đến 200.000 đồng đi chợ, trong khi mứclương của chị chỉ vỏn vẹn 7 triệu đồng/tháng đã bao gồm các khoản phụ cấp. Lương thấp, nhiều đồng nghiệp làm công nhân như chị đã bỏ nhà máy, trở về quê sinh sống.

Bóng chuyền nữ Việt Nam vượt Hàn Quốc đứng hạng 5 châu Á

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam khép lại năm 2023 với vị trí 39 thế giới và hạng 5 châu Á.

Giáng sinh tại nhà thờ đẹp như cung điện châu Âu ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Quang Thiện |

Nằm ngay mặt tiền quốc lộ 51, nhà thờ giáo xứ Song Vĩnh nguy nga như một cung điện với lối kiến trúc Gothic. Nơi đây càng tráng lệ hơn vào mùa Giáng sinh.

Hiện trạng những tuyến đường sẽ được mở rộng tại Long Biên, Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Quận Long Biên sẽ có thêm 5 tuyến đường được mở rộng, kéo dài, từ đó giúp hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Thủ phạm gây không khí lạnh liên tiếp khiến châu Á chìm sâu trong giá rét

Thanh Hà |

Đợt không khí lạnh cực mạnh khiến Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam, chìm sâu trong giá rét có nguồn gốc từ vùng cực ở phía bắc.

Sự cố tại Trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh, nhiều học sinh nhập viện

QUANG ĐẠI |

Một số thanh gỗ trên trần nhà rơi xuống làm nhiều học sinh Trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh (Nghệ An) phải nhập viện.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2024

HẠNH AN - BẢO HÂN |

Sáng 20.12, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên thứ 2 để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp.

Công đoàn đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng tăng 7,3% so với năm 2023

Bảo Hân |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) sẽ đề xuất mức 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng là 7,3% và gần 6,5% trong phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 diễn ra vào ngày hôm nay (20.12)

Lương tối thiểu vùng thấp, công nhân gặp khó

HẠNH AN - THẾ ĐẠI |

Để có một bữa cơm gia đình đầy đủ rau, cá, thịt... chị Chi phải bỏ ra từ 100.000 đến 200.000 đồng đi chợ, trong khi mứclương của chị chỉ vỏn vẹn 7 triệu đồng/tháng đã bao gồm các khoản phụ cấp. Lương thấp, nhiều đồng nghiệp làm công nhân như chị đã bỏ nhà máy, trở về quê sinh sống.