Trả lương ngừng việc cho người lao động với mức lương tối thiểu vùng:

“Lập lờ đánh lận con đen”

HÀ ANH CHIẾN |

Theo quy định, khi trả lương ngừng việc cho người lao động (NLĐ), phía công ty phải thỏa thuận trực tiếp với từng NLĐ. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Hòa Việt lại lờ đi quy định này mà chỉ trả lương cho NLĐ với mức lương tối thiểu vùng - bằng 1/2 so với mức lương thực hưởng. Điều này gây thiệt hại lớn cho NLĐ trong thời gian dài nhưng họ không hề hay biết.

Đến khi được sự tư vấn của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn (thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai) hỗ trợ pháp lý, NLĐ với vỡ lẽ, khởi kiện để đòi quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình và thắng kiện.

Người lao động liên tiếp thắng kiện

Ngày 17.11, thông tin từ Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đồng Nai cho biết, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tiếp tục tuyên thắng kiện cho thêm 2 công nhân trong vụ án lao động về tranh chấp tiền lương ngừng việc, buộc Công ty cổ phần Hòa Việt (phường Long Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) phải khắc phục hậu quả bằng cách chi trả tiền lương ngừng việc còn thiếu cho 2 NLĐ với số tiền khoảng 15 triệu đồng.

Trước đó, ngày 12.11, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng đã tuyên buộc Công ty cổ phần Hòa Việt phải trả cho ông Huỳnh Lê Dũng khoản tiền lương ngừng việc còn thiếu của năm 2016, năm 2017 là 13,4 triệu đồng. Đây là thắng lợi liên tiếp của công nhân dưới sự hỗ trợ về mặt pháp lý của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn - LĐLĐ tỉnh Đồng Nai.

Theo thống kê, có gần 60 NLĐ đã gửi đơn khởi kiện Công ty cổ phần Hòa Việt ra tòa để đòi tiền lương ngừng việc còn thiếu, đóng tiền bảo hiểm xã hội không đầy đủ... và đang được Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai thụ lý, sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm trong thời gian tới.

Theo quy định, khi trả lương ngừng việc cho NLĐ, phía công ty phải thỏa thuận trực tiếp với từng NLĐ. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Hòa Việt (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) lại “lập lờ” không thực hiện mà chỉ trả lương cho hàng chục NLĐ với mức lương tối thiểu vùng. Điều này gây thiệt hại lớn cho NLĐ trong thời gian dài.

Cụ thể, trường hợp của ông Huỳnh Lê Dũng (ngụ TP.Hồ Chí Minh) được Công ty cổ phần Hòa Việt (phường Long Bình, TP.Biên Hòa) nhận vào làm việc và ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công việc là công nhân vận hành dây chuyền chế biến thuốc lá với mức lương trên 7 triệu đồng/tháng. Từ ngày 29.6.2016 đến ngày 1.9.2017, công ty bố trí cho ông Dũng ngừng việc với tổng cộng 105 ngày, trong đó 10 ngày của năm 2016 và 95 ngày năm 2017. Tuy nhiên, công ty chỉ trả tiền lương ngừng việc cho ông bằng với mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định từng năm (năm 2016 là 3.500.000 đồng/tháng và năm 2017 là 3.750.000 đồng/tháng) mà không thỏa thuận với NLĐ. Trong khi, mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động trên 7 triệu đồng/tháng.

Công ty “lập lờ đánh lận con đen”

Trong phiên tòa phúc thẩm do Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử, đại diện phía công ty cho rằng, do tác động của thị trường nên công ty gặp khó khăn về kinh tế và thu hẹp quy mô sản xuất, doanh số hàng năm giảm nhiều, nhưng công ty vẫn duy trì số lượng lao động. Trong thời gian ngừng việc, công ty vẫn thực hiện trả lương cho NLĐ theo mức lương tối thiểu vùng. Việc trả lương ngừng việc được áp dụng theo quy chế tiền lương của công ty ban hành năm 2016 (được thông qua Ban chấp hành Công đoàn cơ sở) và cũng đã thông qua Bản thỏa ước lao động tập thể... Vì vậy, công ty không đồng ý các yêu cầu đơn kiện của ông Dũng.

Tuy nhiên, luật sư Lê Tấn Tý - thuộc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai (người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Dũng) - cho rằng, phía công ty đã “lập lờ đánh lận con đen” khi trả lương ngừng việc cho NLĐ. Cụ thể, trường hợp ngừng việc của ông Dũng là do lỗi của người sử dụng lao động, nên công ty phải trả đủ lương cho NLĐ theo hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 1, Điều 98 của Bộ luật Lao động.

Nếu công ty cho rằng, do khó khăn về kinh tế nên vận dụng Khoản 3, Điều 98 của Bộ luật Lao động để trả lương ngừng việc theo mức lương tối thiểu vùng thì phải thỏa thuận với NLĐ. Đằng này, công ty không có thỏa thuận với ông Dũng mà thỏa thuận với công đoàn cơ sở thông qua Quy chế tiền lương năm 2016 là không phù hợp với pháp luật. Luật không có quy định nào cho phép công ty thỏa thuận với công đoàn cơ sở thay cho việc thỏa thuận với NLĐ. Bởi tiền lương liên quan trực tiếp lợi ích của NLĐ, mà cụ thể là ông Dũng, thì phải thỏa thuận trực tiếp với ông Dũng, chứ không thể thông qua công đoàn.

Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 336/QĐ-TTr ngày 1.9.2017 với kết luận rằng: Nội dung đơn khiếu nại của ông Huỳnh Lê Dũng về tiền lương ngừng việc là đúng và yêu cầu công ty phải chấm dứt việc trả lương ngừng việc sai quy định. Đồng thời, yêu cầu công ty phải trả thêm cho ông Dũng tiền lương ngừng việc còn thiếu của năm 2016, 2017.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Triển khai 1.500 vé xe cho đoàn viên, người lao động về quê đón Tết.

H.A.C |

Dự kiến LĐLĐ tỉnh Đồng Nai sẽ tặng 2.500 phần quà, trị giá 500.000 đồng/phần và 1.500 vé xe cho đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Canh Tý 2020.

Công đoàn cần mang lại lợi ích nhiều hơn cho người lao động

Quế Chi - Đỗ Phương |

Người lao động (NLĐ) nào cũng muốn được yên ổn làm việc để có thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Ngừng việc tập thể là giải pháp cuối cùng của NLĐ với mong muốn những yêu cầu, những bất cập được đáp ứng, giải quyết. Vì vậy, tổ chức công đoàn cần có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy chủ doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho đoàn viên, NLĐ hơn, để họ hài lòng với những quyền lợi mình được hưởng, từ đó ngăn ngừa xảy ra ngừng việc tập thể.

Hàng trăm công nhân ngừng việc: Chủ yếu do thái độ ứng xử

QUANG ĐẠI |

Theo đại diện LĐLĐ tỉnh Nghệ An, sự việc hàng trăm công nhân nhà máy Wooin Vina (huyện Diễn Châu) ngừng việc tập thể, đòi quyền lợi chủ yếu xuất phát từ thái độ ứng xử của quản lý doanh nghiệp.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Triển khai 1.500 vé xe cho đoàn viên, người lao động về quê đón Tết.

H.A.C |

Dự kiến LĐLĐ tỉnh Đồng Nai sẽ tặng 2.500 phần quà, trị giá 500.000 đồng/phần và 1.500 vé xe cho đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Canh Tý 2020.

Công đoàn cần mang lại lợi ích nhiều hơn cho người lao động

Quế Chi - Đỗ Phương |

Người lao động (NLĐ) nào cũng muốn được yên ổn làm việc để có thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Ngừng việc tập thể là giải pháp cuối cùng của NLĐ với mong muốn những yêu cầu, những bất cập được đáp ứng, giải quyết. Vì vậy, tổ chức công đoàn cần có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy chủ doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho đoàn viên, NLĐ hơn, để họ hài lòng với những quyền lợi mình được hưởng, từ đó ngăn ngừa xảy ra ngừng việc tập thể.

Hàng trăm công nhân ngừng việc: Chủ yếu do thái độ ứng xử

QUANG ĐẠI |

Theo đại diện LĐLĐ tỉnh Nghệ An, sự việc hàng trăm công nhân nhà máy Wooin Vina (huyện Diễn Châu) ngừng việc tập thể, đòi quyền lợi chủ yếu xuất phát từ thái độ ứng xử của quản lý doanh nghiệp.