Lao động tự do “méo mặt" vì giá xăng tăng

LƯƠNG HẠNH |

Dắt bộ xe, chuyển sang dùng xe điện… là một trong số ít giải pháp “bất đắc dĩ” của những người lao động tự do đang phải chật vật lo toan cuộc sống khi giá xăng liên tục lập đỉnh những ngày gần đây.

Phải xuống dắt bộ xe

Chị Nguyễn Thị Hà (SN 1985, quê Hải Dương, trú tại quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội) bán bánh đa dạo hơn 1 năm nay. Chưa bao giờ chị Hà đổ đầy bình xăng chiếc xe Wave cũ hết đến 90.000 đồng như bây giờ, thường ngày chị đổ đầy bình chỉ hết 70.000 đồng.

“Tôi không có tiền thuê mặt bằng. Mặt hàng tôi bán mà đứng một chỗ thì không có người mua nên phải đi đến các chợ, các nhà hàng, đứng ở cổng mới có người mua. Cách duy nhất bán được hàng là phải đi”, chị Hà nói.

Chồng chị Hà cũng là lao động tự do, hành nghề lắp đặt điện nước. Con nhỏ để cho ông bà nội ở quê chăm lo giúp, một mình chị Hà đi bán hàng rong tại Hà Nội.

Chị kể, ở cùng phòng chị là 4 nữ lao động tự do khác. 5 người chen chúc trong một căn phòng vài chục mét vuông với giá 3 triệu đồng/tháng. Tuy vậy, những người lao động tự do này vẫn phải chấp nhận để kiếm kế sinh nhai.

 
Chị Hà rong ruổi cùng chiếc xe bán bánh đa dạo trên khắp phố phường Hà Nội. Ảnh: Lương Hạnh.

Chị Hà cũng chia sẻ, những nữ lao động tự do khác như chị thậm chí đã phải xuống dắt bộ xe máy, đi một đoạn nghỉ một đoạn. “Họ bán bánh mì dạo nên càng phải đi nhiều hơn tôi. Tôi có thể đi ít hơn và dừng một chỗ lâu hơn, còn họ phải di chuyển liên tục. Chẳng còn cách nào khác là phải xuống dắt bộ để tiết kiệm xăng, có người thì đổi sang xe điện. Tiết kiệm được tí nào hay tí đó”, chị Hà nói.

Bà Nguyễn Thị Huyền (SN 1973, quê Hà Nam) đã làm ăn, sinh sống tại Hà Nội gần 20 năm. Từ năm 2000, bà Huyền từ quê lên Hà Nội đi bán cốm thuê. Những năm trước, bà còn có thể dựa vào việc bán cốm để kiếm sống. Song, khi nghề này không đủ để chi trả cho cuộc sống, bà chuyển sang chạy xe ôm.

Xăng tăng nữa thì bỏ nghề

7 năm chạy xe ôm, bà Huyền thường đứng ở khu vực gần bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) để chờ khách. Giá xăng liên tục đạt đỉnh, bà Huyền nói: “Không đủ tiền đổ xăng cũng cố mà xoay cho đủ. Chả nhẽ lại ở nhà”.

Mỗi ngày thức giấc từ 5h sáng, bà Huyền cùng chồng dắt xe ra đường bắt đầu kiếm sống. Bà vừa chạy xe ôm truyền thống vừa chạy xe ôm công nghệ. Nhiều năm hành nghề, bà đã có một số khách quen và tin tưởng.

 
Bà Huyền đã sinh sống, làm ăn tại Hà Nội gần 20 năm. Ảnh: Lương Hạnh.

“Sáng giờ được hai cuốc rồi nhưng đa số khách quen. Bây giờ vớ cuốc nào là chạy cuốc ấy chứ không có cách nào khác cả”, bà Huyền chia sẻ.

Cách đây 2 tuần, anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1998, quê Thái Bình) hành nghề giao đồ ăn mắc COVID-19. Mất hơn 1 tuần để hồi phục sức khỏe, anh quay trở lại công việc mưu sinh.

Từ 7h sáng đến 7h tối, anh chờ đơn hàng, làm quần quật cả ngày cũng kiếm được khoảng 300.000 – 400.000 đồng. Song, số tiền không thấm là bao với một thanh niên khi chi tiêu, sinh hoạt trong một tháng.

“Quá nản” - là câu cảm thán của đa số các shipper khi được hỏi vào thời điểm giá xăng liên tục lập đỉnh.
“Quá nản” - là câu trả lời về công việc của đa số shipper khi được hỏi vào thời điểm giá xăng liên tục lập đỉnh.

Khi được hỏi về khó khăn trong thời gian này, anh Hùng lắc đầu: “Quá nản. Thu nhập một ngày thì chỉ có từng ấy trong khi cái gì cũng đắt đỏ. Bây giờ dịch bệnh người ta ít ra đường hơn, ít ăn uống hơn, tôi muốn kiếm thêm cũng không thể”.

Tiền thuê trọ và các khoản chi tiêu của anh Hùng một tháng hết khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng chưa tính tiền ăn. “Chạy cật lực để kiếm tiền nhưng ăn uống chi tiêu đủ thứ cũng không để ra được đồng nào. Nếu giá xăng tiếp tục lên khoảng 40.000 đồng/lít chắc tôi bỏ nghề”, anh Hùng chia sẻ.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị kiểm soát giá hàng hoá, hạn chế "ăn theo" giá xăng dầu để trục lợi

Phạm Đông |

Cử tri và nhân dân kiến nghị các bộ, ngành liên quan có giải pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả giá cả hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu. Hạn chế tình trạng “ăn theo” giá xăng dầu như hiện nay để trục lợi.

Công nhân là F0, doanh nghiệp "đỏ mắt" đi tìm lao động bổ sung

LƯƠNG HẠNH |

"Chưa bao giờ đi tìm lao động lại khó đến thế". Đó là câu nói chung của các công ty đi tìm nhân lực trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, các công ty liên tục "nổ" F0.

Hàng nghìn thanh niên tại Hà Nội có cơ hội tìm việc làm năm 2022

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Sáng 12.3, tại Phiên giao dịch việc làm thanh niên, Sở LĐTBXH TP. Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác và Phiên Giao dịch việc làm (GDVL) thanh niên tại huyện Đông Anh năm 2022.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Đề nghị kiểm soát giá hàng hoá, hạn chế "ăn theo" giá xăng dầu để trục lợi

Phạm Đông |

Cử tri và nhân dân kiến nghị các bộ, ngành liên quan có giải pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả giá cả hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu. Hạn chế tình trạng “ăn theo” giá xăng dầu như hiện nay để trục lợi.

Công nhân là F0, doanh nghiệp "đỏ mắt" đi tìm lao động bổ sung

LƯƠNG HẠNH |

"Chưa bao giờ đi tìm lao động lại khó đến thế". Đó là câu nói chung của các công ty đi tìm nhân lực trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, các công ty liên tục "nổ" F0.

Hàng nghìn thanh niên tại Hà Nội có cơ hội tìm việc làm năm 2022

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Sáng 12.3, tại Phiên giao dịch việc làm thanh niên, Sở LĐTBXH TP. Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác và Phiên Giao dịch việc làm (GDVL) thanh niên tại huyện Đông Anh năm 2022.