Lao động tự do “đội mưa” mưu sinh trong ngày bình thường mới

Minh Phương |

Dựng chiếc xe đạp chở đầy dép, mũ trên đường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) - chị Vũ Thị Nhuận (lao động tự do, quê Nam Định) cho biết, làm nghề bán hàng rong rất vất vả, dù trời mưa hay nắng vẫn phải vật lộn để mưu sinh, kiếm sống qua ngày.

"Thành phố nới lỏng tôi mừng lắm"

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, tháng nào công việc đều đặn, tổng thu nhập của chị Nhuận cũng được hơn 8 triệu đồng.

Trên chiếc xe đẩy chất đầy hàng, chị Nhuận rong ruổi khắp ngõ ngách bán hàng.
Trên chiếc xe đẩy chất đầy hàng, chị Nhuận rong ruổi khắp ngõ ngách bán hàng.

Thời điểm TP.Hà Nội giãn cách, chị Nhuận phải tạm dừng công việc, không có thu nhập trang trải cuộc sống, chị phải chắt bóp chi tiêu từng đồng.

Ngày đầu thành phố nới lỏng các hoạt động, quán xá được ngồi tại chỗ, chị Nhuận nói: "Tôi mừng lắm. Nhìn dòng người qua lại đông đúc, tôi biết cuộc sống trở về như bình thường rồi".

Tuy vậy, giọng chị Nhuận bỗng chùng xuống vì mấy ngày nay, hôm nào trời cũng mưa nên hàng hoá ế ẩm. "Hôm nào tạnh ráo, đắt hàng thì tôi “bỏ túi” được khoảng 150.000 - 200.000 đồng, còn gặp ngày mưa buôn bán ế ẩm thì chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng” - chị Nhuận cho hay.

Niềm vui với những người lao động tự do là kiếm được tiền bằng chính sức lao động của mình. Đồng tiền thường ngày có giọt mồ hôi mặn, nhưng hôm nay thấm cả nước mưa.

Trời về chiều thêm nặng hạt, trên chiếc xe cà tàng chất đầy ngô và rau, chị Nguyễn Thị Mai (45 tuổi, huyện Hoài Đức, Hà Nội) rong ruổi khắp nơi chỉ mong bán hết chỗ hàng để sớm về nhà.

 
Vượt hàng chục cây số, chị Mai đi bán ngô dạo khắp các nẻo đường.

Nhiều năm nay, chị Mai là lao động chính trong gia đình. Chồng chị sức khoẻ yếu không thể phụ giúp lao động kiếm sống, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều dựa vào công việc bán ngô của người vợ. Vì vậy mà suốt 10 năm qua, chị Mai chẳng dám nghỉ một ngày nào.

Chị Mai kể, con gái lớn của chị tuy đã lập gia đình nhưng ở xa và cuộc sống cũng không khá giả, còn con trai út thì đang thực hiện nghĩa vụ quân sự được gần hai năm. Để có tiền hỗ trợ thuốc men cho chồng và chi phí sinh hoạt hàng ngày, mỗi ngày, chị Mai vượt hàng chục cây số đi bán ngô.

"Chị hy vọng, dịch bệnh sớm chấm dứt để cuộc sống của chị và mọi người được trở về quỹ đạo như trước" - chị Mai chia sẻ.

Chạy "sô" trong ngày bình thường mới

Bước vào tuổi xế chiều, lẽ ra phải được an yên, vui vầy bên con cháu, nhưng vì kinh tế gia đình quá eo hẹp nên cứ vào 4 giờ sáng thường ngày, bà Ngô Thị Hạnh (56 tuổi, quê Hà Tây) lại quảy đôi quang gánh thu mua đồng nát.

Bà Hạnh nói, nghề thu mua phế liệu giúp bà có thu nhập mỗi ngày từ 100.000 - 200.000 đồng trang trải cuộc sống. Thế nhưng hơn 2 tháng qua, do thực hiện giãn cách xã hội, không thể ra ngoài lao động kiếm tiền nên gia đình bà Hạnh gặp nhiều khó khăn.

Cuộc sống trước đây không dư dả nhiều nhưng cũng đủ chi tiêu qua ngày. Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, mọi sinh hoạt trong gia đình bà đều bị đảo lộn. Giờ đây, thành phố đã trở lại bình thường mới, bà Hạnh cho hay vẫn sẽ mưu sinh bằng việc thu mua phế liệu.

Dáng người hao gầy, bà Hạnh mong muốn mua được nhiều hàng kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Dáng người hao gầy, bà Hạnh mong muốn mua được nhiều hàng kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Kế bên bà Hạnh, bà Thúy (63 tuổi, quê Đan Phượng, Hà Nội) dù mắc bệnh thấp khớp, thân thể thường xuyên đau nhức nhưng vì gánh nặng cơm áo gạo tiền, hàng ngày bà vẫn sớm khuya thu gom đồng nát.

Hơn 2 tháng không có thu nhập, số tiền tích lũy của bà Thuý cũng đã sử dụng hết cho việc ăn uống, trả tiền trọ. Ngày đầu tiên thành phố không còn giãn cách, sau khi xong việc nhặt ve chai, bà Thuý tức tốc đến rửa bát thuê cho quán ăn, cuối cùng là giúp việc theo giờ, công việc này kết thúc vào 7 giờ tối.

Theo bà Thuý, chỉ cần được đi làm lại là có tiền, "vất vả mấy cũng chịu được".

Dù thời tiết mưa ông Trung vẫn cật lực ra đường đi làm
Trái ngược với bà Thuý, vì trời mưa nên cả ngày ông Nguyễn Thành Trung (61 tuổi, Hà Nội) - làm nghề xe ôm, chỉ chở được 1-2 khách.


Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Lao động tự do "khát" việc làm, nhặt nhạnh từng đồng mưu sinh qua ngày

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Dù không còn phải chôn chân trong phòng trọ như những ngày giãn cách xã hội, song lao động tự do tại Hà Nội vẫn "khát" việc.

Quy định giải quyết chế độ lương hưu khi xin nghỉ trước hạn

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi là nữ, 50 tuổi, làm công nhân may từ năm 1993 đến nay, thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) liên tục đến nay là 22 năm 6 tháng. Theo kế hoạch đến hết tháng 12 năm 2021, công ty cho tôi nghỉ hưu và được nhận lương hưu ngay sau khi nghỉ.

Chuyển nơi làm việc, đóng bảo hiểm xã hội thế nào để hưởng lương hưu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 8 năm qua hình thức hành chính sự nghiệp. Nếu nghỉ việc, tôi đi làm công ty. Tôi có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho đến 20 năm hoặc 25 năm để hưởng lương hưu khi về hưu không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lao động tự do "khát" việc làm, nhặt nhạnh từng đồng mưu sinh qua ngày

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Dù không còn phải chôn chân trong phòng trọ như những ngày giãn cách xã hội, song lao động tự do tại Hà Nội vẫn "khát" việc.

Quy định giải quyết chế độ lương hưu khi xin nghỉ trước hạn

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi là nữ, 50 tuổi, làm công nhân may từ năm 1993 đến nay, thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) liên tục đến nay là 22 năm 6 tháng. Theo kế hoạch đến hết tháng 12 năm 2021, công ty cho tôi nghỉ hưu và được nhận lương hưu ngay sau khi nghỉ.

Chuyển nơi làm việc, đóng bảo hiểm xã hội thế nào để hưởng lương hưu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 8 năm qua hình thức hành chính sự nghiệp. Nếu nghỉ việc, tôi đi làm công ty. Tôi có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho đến 20 năm hoặc 25 năm để hưởng lương hưu khi về hưu không?