Lao động tự do chật vật mưu sinh vì dịch COVID-19

Hoài Trang - Đỗ Phương |

Xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) hay còn gọi xóm Phao - nơi tập trung của khoảng 30 hộ dân lao động trú ngụ và làm việc. Họ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, rời quê hương lên Hà Nội cùng kiếm miếng cơm manh áo. Dịch COVID-19 khiến cuộc sống mưu sinh càng trở nên chật vật hơn, họ phải làm đủ nghề để cầm cự qua mùa dịch.

Khó để xin một công việc ổn định

Những người lao động ở đây đều không có hộ khẩu, không có nghề nghiệp ổn định nên họ chỉ có thể kiếm sống bằng các công việc như xe ôm, bốc vác thuê, nhặt ve chai, đồng nát hay bán hàng rong. Cuộc sống của xóm ngụ cư tách biệt hoàn toàn với sự nhộn nhịp của phố phường. Những “ngôi nhà” được dựng lên từ thùng phuy, tấm gỗ thừa hay những tấm bìa, tấm bạt bỏ đi được họ nhặt nhạnh chắp vá làm chốn nương thân.

Đã gần 20 năm kể từ khi gia đình ly tán, anh Đỗ Minh Tuấn (40 tuổi, quê Hà Nam) theo mẹ lên thành phố mưu sinh. Trước đây, khi mẹ anh Tuấn còn sống, hai mẹ con nương tựa vào nhau trong căn nhà trong xóm ngụ cư, cách đây hơn một năm, mẹ anh mất nên anh sống một mình.

Anh Tuấn chia sẻ, anh từng có gia đình nhưng cái nghèo cứ mãi đeo bám, không chịu được cảnh nghèo ngặt, vợ con anh bỏ đi nơi khác sinh sống, kể từ đó đến nay không tin tức hồi âm.

Sống một mình trong căn nhà phao lụp xụp, công việc hằng ngày của anh Tuấn là chạy xe ôm ở điểm xe buýt đối diện chợ Long Biên. Do sức khỏe không tốt cộng thêm mắt cận nên mỗi ngày anh Tuấn chỉ chạy được 1-2 chuyến gần. Từ khi dịch COVID-19 ảnh hưởng, lượng khách đi xe thưa giảm hẳn, thu nhập không có nên anh đành nghỉ nghề xe ôm rồi đi làm thuê gần nhà. “Ai thuê gì tôi làm nấy. Khi thì cuốc đất, cắt cỏ, chỉ cần có việc không vi phạm pháp luật kiếm ra tiền tôi đều làm” - anh Tuấn nói.

Ánh mắt anh bỗng chùng xuống vì tủi thân: “Tầm tuổi này, ai cũng có gia đình để sum vầy, còn tôi chẳng có ai thân thiết. Dù đã rất cố gắng làm lụng nhưng vẫn không thoát khỏi cái nghèo”.

Trước đây, anh Tuấn từng xin làm bảo vệ nhưng khi nói ở xóm Phao thì bị từ chối ngay. Anh bảo, lao động nghèo như anh muốn có một công việc ổn định rất khó vì không giấy tờ, không bằng cấp.

Làm đủ nghề để thoát nghèo

Cách đó chừng vài bước chân, đang mày mò sửa lại chiếc máy phát điện bị hỏng, ông Nguyễn Đức Lương (60 tuổi), sống cùng vợ ở xóm cũng hơn 30 năm nay. Hai ông bà không có con, chỉ biết nương tựa vào nhau lúc ốm đau, hoạn nạn. Ông Lương kể, ngày còn khỏe ông đi bốc vác thuê ở cây xăng phố Hàng Bún (Hà Nội), còn vợ ông nhặt sắt vụn và bán ngô trên cầu Long Biên. Do tuổi đã cao, sức khoẻ giảm sút, những ngày trái gió trở trời hai ông bà không đi làm được đành ở nhà ăn cơm nguội qua ngày.

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, việc bốc vác thuê của ông cũng vì thế mà ít dần. Dù đã đến cái tuổi cần được nghỉ ngơi, an dưỡng nhưng cuộc sống khó khăn, ông Lương vẫn phải “mò mẫm” mưu sinh từng ngày.

“Dịch COVID-19 khiến lao động nghèo như chúng tôi không có việc. Tôi lang thang khắp nơi chỉ mong có người thuê. Nhưng dịch bệnh mãi không hết, xin việc chỗ nào cũng khó. Trước đây, khi chưa có dịch còn có đồng ra đồng vào, phòng lúc ốm đau, thời gian gần đây không có việc tôi chỉ biết ở nhà, khi rảnh thì phụ vợ bán ngô” - ông Lương trầm ngâm.

Ở xóm Phao suốt 16 năm qua, chị Nghiêm Thị Ngân (32 tuổi, quê Hà Tây cũ) sống cùng chồng và 4 người con gái trong căn nhà rộng chừng 12m2. Từng là công nhân ở nhà máy sản xuất tăm nhưng ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhà máy cắt giảm nhân sự khiến chị Ngân bị mất việc.

Thời gian đầu, chị Ngân lấy tăm về đóng gói tại nhà, một phần chủ động được thời gian phần còn lại tiện chăm sóc con cái. Dù chăm chỉ cả ngày nhưng thu nhập từ việc đóng gói tăm cũng bèo bọt chẳng đáng là bao, cũng chỉ được 60.000-70.000 đồng/ngày.

Cũng như những người dân bãi giữa sông Hồng, dịch khiến việc làm của những lao động tự do càng trở nên khó khăn. Để có một công việc trong thời gian này, chị Ngân đi làm giúp việc theo giờ và rửa bát thuê cho các quán ăn, còn chồng chị đi chở hàng cho xưởng bánh kẹo.

“Mỗi giờ làm giúp việc tôi được trả 40.000 đồng tiền thù lao, dù không quá cao tuy nhiên đây là công việc nuôi cả gia đình trong lúc này” - chị Ngân nói.

5 năm trước, vợ chồng chị cùng xin vào làm việc tại một xưởng sản xuất nhỏ ở ngoại thành. Công việc của chị Ngân là nấu cơm, quét dọn, còn chồng đi chở hàng cho các đại lý trong thành phố. Trừ chi phí đi lại, mỗi tháng hai vợ chồng cũng có chút dư nuôi bốn đứa con đang tuổi lớn.

Niềm vui với người mẹ 4 con này là nhìn những đứa con khôn lớn, trưởng thành: “Đứa lớn học lớp 7 rất biết nghe lời bố mẹ, thành tích học tập luôn đạt xuất sắc, còn đứa em học lớp ba thì nhiều năm liền cũng đạt học sinh giỏi”.

Hoài Trang - Đỗ Phương
TIN LIÊN QUAN

Lao động tự do điêu đứng bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19

PHƯƠNG QUỲNH HẠNH |

Tác động của dịch COVID-19 đã khiến hàng triệu lao động tự do ở các tỉnh, thành phố lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Tại TP.Hà Nội, chưa kịp gượng dậy từ hai đợt dịch COVID-19 trước, đợt dịch tiếp theo này khiến cuộc sống của những người lao động tự do ngày càng thêm khó khăn.

Lao động tự do "trầy trật" làm việc mong có Tết đủ đầy

Hoài Trang |

Thời điểm cuối năm, những người lao động tự do sẵn sàng làm đủ các công việc chân tay nặng nhọc để có tiền lo cho gia đình có một cái tết tươm tất, đủ đầy.

Người lao động tự do “chạy đua” với thời gian để kiếm tiền sắm Tết

LAN NHI - PHẠM ĐÔNG |

Tết là khoảng thời gian để gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Thế nhưng, những ngày này, nhiều người lao động tự do đang phải chạy đua với thời gian để kiếm thêm tiền về quê sắm Tết cho gia đình.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Lao động tự do điêu đứng bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19

PHƯƠNG QUỲNH HẠNH |

Tác động của dịch COVID-19 đã khiến hàng triệu lao động tự do ở các tỉnh, thành phố lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Tại TP.Hà Nội, chưa kịp gượng dậy từ hai đợt dịch COVID-19 trước, đợt dịch tiếp theo này khiến cuộc sống của những người lao động tự do ngày càng thêm khó khăn.

Lao động tự do "trầy trật" làm việc mong có Tết đủ đầy

Hoài Trang |

Thời điểm cuối năm, những người lao động tự do sẵn sàng làm đủ các công việc chân tay nặng nhọc để có tiền lo cho gia đình có một cái tết tươm tất, đủ đầy.

Người lao động tự do “chạy đua” với thời gian để kiếm tiền sắm Tết

LAN NHI - PHẠM ĐÔNG |

Tết là khoảng thời gian để gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Thế nhưng, những ngày này, nhiều người lao động tự do đang phải chạy đua với thời gian để kiếm thêm tiền về quê sắm Tết cho gia đình.