Lao động tha hương lận đận mưu sinh

Phương Ngân |

Dòng người rời quê lên TP Hồ Chí Minh lập nghiệp với mong muốn đổi đời. Sau cơn đại dịch COVID-19, tình hình kinh tế khó khăn, không ít lao động phải rời bỏ thành phố trở về quê nhà. Với những người ở lại, con đường mưu sinh với họ càng chật vật hơn, họ buộc phải làm đủ nghề để mưu sinh.

Cũng như nhiều lao động nhập cư khác, chị Hồ Mỹ Phượng (49 tuổi) rời quê Cần Thơ lên TP Hồ Chí Minh vào nhà máy làm công nhân. Sau 15 năm làm công nhân tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (cty PouYuen), chị Phượng quyết định rời nhà máy để ở nhà chăm 2 đứa con nhỏ. Khi ấy, chị thuê một căn phòng trọ trên đường Trần Thanh Mại (quận Bình Tân), đặt chiếc máy may nhận sửa quần áo và gia công thú nhồi bông, đó cũng chính là công việc nuôi sống chị khi rời nhà máy.

Hết thú nhồi bông gia công, chị Phượng lãnh thêm áo mưa về xếp để có thu nhập. Ảnh: Phương Ngân
Hết thú nhồi bông gia công, chị Phượng lãnh thêm áo mưa về xếp để có thu nhập. Ảnh: Phương Ngân

Chị Phượng chia sẻ, công việc ngoài nhà máy bấp bênh, thu nhập không ổn định, những lúc có hàng gia công mỗi ngày chị kiếm được từ 70 – 100 nghìn đồng, lâu lâu có người đến sửa đồ thì chị có thêm thu nhập. Những lúc ít hàng, chị nhận thêm áo mưa về xếp và nhận giữ trẻ là con công nhân để có thêm thu nhập trang trải.

Thời gian gần đây, tình hình kinh tế khó khăn, chị không có hàng để gia công, công nhân mất việc cũng không có nhu cầu gửi con, nguồn thu nhập của chị chỉ trông chờ vào việc xếp áo mưa. Mỗi tuần, hai mẹ con chị Phượng xếp được 100 bó áo mưa (mỗi bó 100 cái) với tiền công 9.000 đồng/bó.

“Sau khi chồng mất vì bệnh ung thư, ba mẹ con tôi ở thành phố sống nương tựa vào nhau, số tiền kiếm được ráng tằn tiện, có gì ăn đó rồi cũng qua ngày”, chị Phượng tâm sự.

Chị No (bên phải) đang đối diện với nỗi lo mất việc trong thời gian sắp tới. Ảnh: Phương Ngân
Chị No (bên phải) đang đối diện với nỗi lo mất việc trong thời gian sắp tới. Ảnh: Phương Ngân

Cũng như chị Phượng, chị Huỳnh Thị Hằng (38 tuổi, quê Huế) từng có 9 năm làm công nhân may trong nhà máy, sau thời gian làm công nhân, chị xin nghỉ ở nhà vừa nhận hàng gia công vừa chăm sóc 2 con nhỏ. Căn phòng trọ nhỏ trên đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú vừa là nơi trú ngụ của gia đình 4 người và cũng là nơi làm việc của chị Hằng.

Theo chị Hằng, công việc gia công chỉ là giải pháp tình thế khi chị phải chăm sóc con nhỏ, bởi lẽ công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, và tình hình càng khó khăn hơn khi kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, không chỉ công nhân nhà máy bị ảnh hưởng mà những người lao động tự do như chị cũng gặp khó khăn vì ít hàng gia công.

Chị Hằng tính toán, nếu lượng hàng vẫn tiếp tục giảm, chị sẽ tìm thêm nguồn hàng khác, tuy nhiên, tình huống xấu nhất không có hàng gia công thì phải đi tìm công việc khác.

Hành trang lên phố thị của nhiều người lao động nghèo chỉ là ước mơ, có ước mơ chỉ đơn giản là có công việc ổn định.

Với chị Lê Thị No (40 tuổi), công nhân Công ty PouYuen cũng không ngoại lệ. Chị No sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo thuộc tỉnh Trà Vinh, năm 2010, chị lên TP Hồ Chí Minh mang theo ước mơ về cuộc sống ấm no. Những tưởng công việc ổn định có thu nhập lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn, nhưng cách đây ít ngày chị nhận được thông tin mình nằm trong danh sách thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trong thời gian sắp tới.

Nỗi lo cơm áo giờ thêm nặng gánh khi chị sắp mất việc lúc các con đang ở độ tuổi ăn học, công việc của chồng khó khăn. Chồng chị No làm cùng công ty, nhiều tháng nay ít việc, chồng chị phải đăng ký chạy xe ôm công nghệ để có thêm thu nhập xoay xở cuộc sống.

"Hai vợ chồng đều bị giảm giờ làm, đợt cắt giảm trước tôi may mắn không rơi vào danh sách nhưng lần này không may mắn như vậy", chị No buồn bã nói.

Phương Ngân
TIN LIÊN QUAN

Tập trung đại diện, bảo vệ quyền lợi và chăm lo cho người lao động

Nam Dương |

Tại Hội nghị góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XII Công đoàn TPHCM nhiệm kỳ 2023 - 2028 do LĐLĐ TPHCM tổ chức ngày 3.8, nhiều ý kiến của các đại biểu nguyên là lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và LĐLĐ TPHCM đều đánh giá cao hoạt động của các cấp CĐ và LĐLĐ TPHCM trong công tác đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, chăm lo đoàn viên, NLĐ trong nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Ký kết Quy chế phối hợp trong vấn đề lao động, việc làm trên địa bàn TPHCM

Phương Ngân |

Chiều 3.8, tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) TP Hồ Chí Minh, Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp giữa Sở LĐTBXH, Liên đoàn Lao động Thành phố (TP), Bảo hiểm xã hội TP và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam TP trong vấn đề lao động, việc làm đã diễn ra.

Từ vụ công nhân ngạt khí dưới cống: Cần kiểm tra quy trình an toàn, thiết bị bảo hộ

KHÁNH LINH - NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Nguy cơ ngạt khí hay nhiễm phải các khí độc rất cao đối với công việc liên quan tới hệ thống đường ống nước thải. Sau vụ việc 5 công nhân ngạt khí trong cống thoát nước khiến 1 người tử vong, 4 người bị thương, các cơ quan liên quan cần kiểm tra các quy trình an toàn khi làm việc và tình trạng các trang thiết bị bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

Vinaconex lọt top đầu danh sách nợ thuế trong liên danh Vietur

Quang Dân |

Theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết đã công bố, với số tiền thuế và các khoản phải nộp nhà nước hơn 400 tỉ đồng, Vinaconex lọt tốp đầu danh sách nợ thuế (tính đến ngày 30.6.2023) trong Liên danh Vietur.

Sạt lở trên đỉnh đồi, Đắk Nông tức tốc di dời người dân đến nơi an toàn

Phan Tuấn - Mai Hương |

Ngày 6.8.2023, tại khu vực thôn Tân Hiệp, xã Đắk R’Moan, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) lực lượng dân quân hỗ trợ người dân tháo dỡ và di dời nhà và tài sản.

Đề nghị Chính phủ giải quyết dứt điểm tồn tại ở dự án Sông Lô Nha Trang

Hữu Long |

Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp để làm rõ các nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, phản ánh tại dự án Sông Lô Nha Trang và có các giải pháp căn cơ nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc.

Cơ hội của Nguyễn Thị Oanh tại ASIAD 19

HOÀI VIỆT |

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh của đội tuyển điền kinh Việt Nam được chờ đợi có thể giành huy chương tại ASIAD 19 sắp tới.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

Tập trung đại diện, bảo vệ quyền lợi và chăm lo cho người lao động

Nam Dương |

Tại Hội nghị góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XII Công đoàn TPHCM nhiệm kỳ 2023 - 2028 do LĐLĐ TPHCM tổ chức ngày 3.8, nhiều ý kiến của các đại biểu nguyên là lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và LĐLĐ TPHCM đều đánh giá cao hoạt động của các cấp CĐ và LĐLĐ TPHCM trong công tác đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, chăm lo đoàn viên, NLĐ trong nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Ký kết Quy chế phối hợp trong vấn đề lao động, việc làm trên địa bàn TPHCM

Phương Ngân |

Chiều 3.8, tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) TP Hồ Chí Minh, Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp giữa Sở LĐTBXH, Liên đoàn Lao động Thành phố (TP), Bảo hiểm xã hội TP và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam TP trong vấn đề lao động, việc làm đã diễn ra.

Từ vụ công nhân ngạt khí dưới cống: Cần kiểm tra quy trình an toàn, thiết bị bảo hộ

KHÁNH LINH - NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Nguy cơ ngạt khí hay nhiễm phải các khí độc rất cao đối với công việc liên quan tới hệ thống đường ống nước thải. Sau vụ việc 5 công nhân ngạt khí trong cống thoát nước khiến 1 người tử vong, 4 người bị thương, các cơ quan liên quan cần kiểm tra các quy trình an toàn khi làm việc và tình trạng các trang thiết bị bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.