Lao động ở ngành nào sẽ bị mất việc làm nếu dịch COVID-19 kéo dài?

ANH THƯ |

Khi dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt với khoảng trên 15% trong tổng số doanh nghiệp.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, có khoảng 10% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất trong tháng 2. Bước sang đầu tháng 3, đặc biệt tuần thứ 2 của tháng 3, khi dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt với khoảng trên 15% trong tổng số doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thực hiện cắt giảm tập trung vào ngành dệt may với gần 2,8 triệu lao động đang làm việc. Nhiều doanh nghiệp đã phải áp dụng các biện pháp giãn ca, không làm thêm giờ, đặc biệt là vào Thứ bảy, Chủ nhật.

Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường sắt, đường bộ, hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải với gần 500 nghìn lao động đang làm việc, trong đó vận tải hàng không thực hiện cắt giảm lương từ 20%-40% tùy vào từng vị trí, chưa sa thải nhân viên nhưng đang áp dụng biện pháp cho nghỉ luân phiên để tiến tới giảm lương.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, do vậy, tình hình dịch bệnh kéo dài thì nguy cơ hàng nghìn lao động thuộc ngành này cũng sẽ bị mất việc làm trong thời gian tới.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống với hơn 500 nghìn lao động đang làm việc cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp này gặp khó khăn về vốn vay, lãi xuất ngân hàng và gánh nặng chi phí tiền thuê mặt bằng bắt buộc phải ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động thực hiện cắt giảm lương, giãn ca hoặc cho nhân viên nghỉ không lương để người lao động có thể quay trở lại làm việc ngay sau khi phục hồi kinh doanh.

Báo cáo nhanh của Bộ cũng cho biết, thị trường xuất khẩu hàng nông thủy sản bị tác động mạnh, hầu hết các sản phẩm trái cây tươi như thanh long, dưa hấu và các sản phẩm thủy hải sản tồn đọng do thị trường Trung Quốc ngưng tiêu thụ ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm của hàng ngàn nông dân và công nhân ngành nông nghiệp và thủy hải sản.

Theo báo cáo của các địa phương, do bị tác động bởi COVID-19, hàng chục ngàn hộ sản xuất kinh doanh buộc phải tạm ngưng, bỏ kinh doanh (riêng Hà Nội 2 tháng đầu năm đã lên tới 3000 ngàn hộ), chủ yếu tập trung vào nhóm kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu trú, ăn uống, kinh doanh các mặt hàng có liên quan đến thị trường hoặc có xuất xứ từ Trung Quốc.

Tính trung bình mỗi hộ thuê 2 lao động thì một số lượng lớn lao động với vài chục ngàn người đã không có việc làm. Những lao động này hầu như không hợp đồng lao động hoặc được hưởng bất kỳ chế độ gì khi mất việc.

Để tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng hàng loạt các biện pháp được các địa phương áp dụng, trong đó có việc đóng cửa tạm thời vũ trường, quán bar; trung tâm di tích, lịch sử; khu vui chơi, giải trí; cơ sở kinh doanh karaoke, massage, chơi game, rạp chiếu phim… cũng đã buộc các cơ sở trên phải cho nhân viên ngưng việc tạm thời. Theo tính toán sơ bộ, số lao động bị ngừng việc từ những cơ sở này cũng phải lên tới hàng chục nghìn người.

Hiện nay, cả nước có hơn 55 triệu lao động có việc làm, trong đó gần 15 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp; hơn 9 triệu lao động đang làm việc trong các hợp tác xã, cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp.

Số lao động làm trong các doanh nghiệp thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống là 8,8 triệu lao động.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Bảo vệ người lao động trong đại dịch COVID-19

Thanh Huyền |

Đại dịch COVID -19 đang tạo ra những sự đình trệ nhất định cho tất cả mọi hoạt động trong xã hội, và việc sản xuất kinh doanh không phải là ngoại lệ. Khó khăn là tình hình chung, nhưng để có thể trụ vững và “phục hồi” lại sau dịch, doanh nghiệp cần phải có những chính sách để người lao động an tâm làm việc, và đồng hành cùng doanh nghiệp để “vượt qua dịch bệnh”.

Tiền lương được chi trả không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Nam Dương |

Bạn đọc Hoàng Lan (ở quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) hỏi: Tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Cho tôi hỏi, nếu trường hợp người lao động phải cách ly theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng vẫn có làm việc qua các phần mềm, mạng xã hội như Zalo, Facebook… thì được trả lương thế nào? Trường hợp người lao động vì lý do phải cách ly mà không làm được các công việc thì công ty phải trả lương thế nào?

Ảnh hưởng dịch COVID-19: Bảo đảm việc làm, đời sống người lao động

Mai Dung - Mai Chi |

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, hầu hết doanh nghiệp tại Hải Phòng vẫn ổn định sản xuất, kinh doanh, duy trì việc làm cũng như đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Bảo vệ người lao động trong đại dịch COVID-19

Thanh Huyền |

Đại dịch COVID -19 đang tạo ra những sự đình trệ nhất định cho tất cả mọi hoạt động trong xã hội, và việc sản xuất kinh doanh không phải là ngoại lệ. Khó khăn là tình hình chung, nhưng để có thể trụ vững và “phục hồi” lại sau dịch, doanh nghiệp cần phải có những chính sách để người lao động an tâm làm việc, và đồng hành cùng doanh nghiệp để “vượt qua dịch bệnh”.

Tiền lương được chi trả không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Nam Dương |

Bạn đọc Hoàng Lan (ở quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) hỏi: Tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Cho tôi hỏi, nếu trường hợp người lao động phải cách ly theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng vẫn có làm việc qua các phần mềm, mạng xã hội như Zalo, Facebook… thì được trả lương thế nào? Trường hợp người lao động vì lý do phải cách ly mà không làm được các công việc thì công ty phải trả lương thế nào?

Ảnh hưởng dịch COVID-19: Bảo đảm việc làm, đời sống người lao động

Mai Dung - Mai Chi |

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, hầu hết doanh nghiệp tại Hải Phòng vẫn ổn định sản xuất, kinh doanh, duy trì việc làm cũng như đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động.