Lao động nữ trong ngày "đèn đỏ" nghỉ 30 phút, tối thiểu 3 ngày/tháng

ANH THƯ |

Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới nêu rõ, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 3 ngày trong một tháng.

Tại dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất những quy định riêng nhằm bảo đảm quyền lợi đối với lao động nữ.

Cụ thể, nhằm cải thiện điều kiện lao động đối với lao động nữ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất người sử dụng lao động bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.

Khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, được đào tạo thêm nghề dự phòng, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ.

Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội.

Về việc nghỉ trong thời gian thời gian hành kinh của lao động nữ, theo dự thảo, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 3 ngày trong một tháng.

Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; số ngày nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định trên thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dung lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng cho thời gian nghỉ theo quy định trên, người lao động được thanh toán thêm tiền lương ít nhất bằng với tiền lương đã được hưởng đối với thời gian nghỉ và thời gian làm việc không được tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Lao động nữ mang thai có phải làm thêm giờ không?

đặng nụ |

Bạn đọc có email huongsenx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi có ký hợp đồng lao động và đã tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty được 2 năm. Hiện tại, tôi đang mang thai ở tháng thứ 6. Công ty nhiều lần yêu cầu phải làm thêm do nhu cầu sản xuất. Xin hỏi công ty làm vậy có đúng không?

Công đoàn Ngân hàng tuyên truyền chính sách pháp luật cho lao động nữ

Trần Kiều |

Nhân Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam (28.6), sáng 25.6, tại Hà Nội, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về lao động nữ; nói chuyện  chuyên đề “Phụ nữ thành công và hạnh phúc gia đình”.

Đề xuất thêm tiền lương cho lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi

Minh Phương |

Dự thảo Nghị định Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, trong đó thêm quyền lợi về tiền lương cho lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi và chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Lao động nữ mang thai có phải làm thêm giờ không?

đặng nụ |

Bạn đọc có email huongsenx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi có ký hợp đồng lao động và đã tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty được 2 năm. Hiện tại, tôi đang mang thai ở tháng thứ 6. Công ty nhiều lần yêu cầu phải làm thêm do nhu cầu sản xuất. Xin hỏi công ty làm vậy có đúng không?

Công đoàn Ngân hàng tuyên truyền chính sách pháp luật cho lao động nữ

Trần Kiều |

Nhân Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam (28.6), sáng 25.6, tại Hà Nội, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về lao động nữ; nói chuyện  chuyên đề “Phụ nữ thành công và hạnh phúc gia đình”.

Đề xuất thêm tiền lương cho lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi

Minh Phương |

Dự thảo Nghị định Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, trong đó thêm quyền lợi về tiền lương cho lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi và chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ.