Lao động nữ thuê trọ khu công nghiệp: Gia đình 4 người, 3 nơi ở

Bảo Hân |

Vì mưu sinh, gia đình chị Trần Thị An buộc phải mỗi người một nơi: Chồng chị thuê trọ ở Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm), con lớn ở quê, còn bản thân chị phải thuê trọ cùng con út tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội).

Trong căn phòng trọ trống huơ trống hoác, chỉ có chiếc giường và túi đựng quần áo, vài chiếc xoong, nồi, bát đĩa và một vài đồ dùng lặt vặt khác, chị Trần Thị An đang trông đứa con nhỏ gần 1 tuổi của mình. Trời nóng như thiêu đốt, chỉ có một chiếc quạt cũ kỹ, không khí phòng trọ dường như ngột ngạt, bí bách hơn. 

Chị Trần Thị An trông người con út trong căn phòng trọ. Ảnh: Bảo Hân.
Chị Trần Thị An trông người con út trong căn phòng trọ. Ảnh: Bảo Hân.

Chị An quê ở Yên Bái. Cách đây vài năm, hai vợ chồng bắt đầu lên Hà Nội làm thuê, mưu sinh. Thời gian đầu, hai vợ chồng thuê trọ ở Cổ Nhuế, đều làm công nhân xây dựng. Thời gian sau, chồng chị đi làm xe ôm công nghệ, còn người con lớn (năm nay 14 tuổi) sống với ông bà ở quê.

Cuộc sống nhọc nhằn vẫn chưa dừng lại. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chị  An mất công việc thợ xây dựng. Không có thu nhập, cuộc sống nơi đất khách quê người càng thêm khó khăn.

Không thể mãi ở nhà trông con, chị muốn đi làm, nhưng không biết gửi con ở đâu. Do có người em họ ở thôn Hậu Dưỡng xã Kim Chung (Đông Anh - Hà Nội), chị đành “tách” chồng để sang thuê trọ ở đây với giá 500.000 đồng. Vậy là, hiện nay gia đình chị An mỗi người một nơi.

Không tìm được việc làm ổn định, chị An rửa bát, bó hoa thuê. “Họ trả công rẻ lắm, nhưng tôi vẫn phải làm để có tiền: Mỗi giờ rửa bát hoặc bó hoa, tôi được trả 20.000 đồng. Ngày nào có nhiều việc thì kiếm được khoảng 120.000 đồng, ngày kém hơn kiếm được 70.000-80.000 đồng”- chị An chia sẻ. Mỗi khi đi làm, chị phải gửi con cho người em họ; nếu người em họ bận việc, thì chị phải địu con đi làm cùng mình. Bữa trưa của chị thường chỉ là bát mỳ ăn liền nấu vội,…

Chị kể, mới đây chồng chị bị khách đi xe lừa mất chiếc điện thoại thông minh mà anh dùng để định vị khi làm tài xế công nghệ. “Chiếc điện thoại ấy chồng tôi phải cắn răng mua trả góp, mới dùng hơn 1 tháng, thế mà bị người ta lừa mượn để gọi người nhà ra trả tiền, rồi chạy mất”- chị An kể.

Thu nhập của bản thân rất thấp, trong khi đó, thu nhập của chồng chị chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng nên chị A phải sống tằn tiện. “Ăn còn chẳng đủ, nên tôi không dám nghĩ đến việc chi tiêu cho những khoản khác; mỹ phẩm là cái gì đó rất xa hoa đối với tôi”- chị An nói. Phòng trọ nơi chị sống, cũng như rất nhiều nhà khác, không có lấy chiếc tivi. Chiếc điện thoại thông minh rẻ tiền là thứ duy nhất để chị giải trí (nếu có thời gian) sau những mệt mỏi mưu sinh.

Chị Trần Thị An địu con đi làm giữa trưa nắng. Ảnh: Bảo Hân.
Chị Trần Thị An địu con đi làm giữa trưa nắng. Ảnh: Bảo Hân.

Gần trưa, chị An xin phép tôi vì còn phải gửi con cho người em họ để đi rửa bát thuê. Chị lấy “bộ đồ nghề” để địu con trên lưng. Chị nói, do ít tiền nên chị không dám chi một khoản để mua xe đẩy cho con cho đỡ vất vả. Giữa trời nắng gắt, chị An bước đi với dáng vẻ mỏi mệt, khuôn mặt đầy âu lo,…

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương: Nhiều chính sách chăm lo đời sống cho lao động nữ

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 18.7, LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 6b/NQ-TLĐ về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Lao động nữ trong ngày "đèn đỏ" nghỉ 30 phút, tối thiểu 3 ngày/tháng

ANH THƯ |

Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới nêu rõ, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 3 ngày trong một tháng.

Đề xuất thêm tiền lương cho lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi

Minh Phương |

Dự thảo Nghị định Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, trong đó thêm quyền lợi về tiền lương cho lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi và chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Bình Dương: Nhiều chính sách chăm lo đời sống cho lao động nữ

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 18.7, LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 6b/NQ-TLĐ về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Lao động nữ trong ngày "đèn đỏ" nghỉ 30 phút, tối thiểu 3 ngày/tháng

ANH THƯ |

Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới nêu rõ, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 3 ngày trong một tháng.

Đề xuất thêm tiền lương cho lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi

Minh Phương |

Dự thảo Nghị định Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, trong đó thêm quyền lợi về tiền lương cho lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi và chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ.