Lao động nông thôn qua đào tạo nghề ở Bạc Liêu: Vẫn khó sống bằng nghề

NHẬT HỒ |

Hơn 10 năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã đào tạo nghề cho gần 52.000 lao động nông thôn. Tuy nhiên, số lao động khá lên từ những nghề được đào tạo chưa đến 2.000 người. Điều này cho thấy, tại nông thôn, có nghề nhưng khó sống từ nghề.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bạc Liêu, từ năm 2010 - 2020, tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho gần 52.200 lao động (LĐ) nông thôn. Trong đó, 945 LĐ thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trên 9.500 LĐ thuộc hộ nghèo, gần 4.000 LĐ thuộc hộ cận nghèo, 122 người khuyết tật và số còn lại là đối tượng khác, với tổng kinh phí hỗ trợ gần 61 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư xây dựng cơ bản cho 6 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề công lập cho 7 cơ sở; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã cập nhật, sửa chữa hoặc xây dựng mới 131 chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho gần 5.100 lượt cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trình độ trung cấp trở lên gần 1.300 người…

Tuy nhiên, theo bà Trần Hồng Chiến - Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bạc Liêu, việc đào tạo chưa gắn với việc làm. Nhiều nghề đào tạo cho LĐ nông thôn chậm đổi mới giáo trình, hình thức, nội dung; chưa đa dạng ngành nghề; một số nghề mà sản phẩm chưa có thị trường như: Đan đát, rèn, hoa kiểng, may dân dụng…

Theo kế hoạch đào tạo nghề từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Bạc Liêu dự kiến đào tạo nghề cho 120.000 LĐ nông thôn. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh sẽ tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của LĐ nông thôn trên địa bàn phù hợp và sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, của thị trường LĐ. Trên cơ sở này, tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và trung hạn về chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực thực hiện đào tạo nghề cho LĐ nông thôn. Đồng thời, tỉnh thành lập tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, điều phối các hoạt động đào tạo nghề cho LĐ nông thôn trên địa bàn tỉnh, huyện, xã; chú trọng về chất lượng, hiệu quả trong chỉ đạo, điều phối thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đào tạo nghề cho LĐ nông thôn giai đoạn mới đến các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh lồng ghép, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo nghề cho LĐ nông thôn, trong đó có nguồn lực từ xã hội hóa. Xây dựng các mô hình đào tạo có hiệu quả thiết thực và phấn đấu đạt đa mục tiêu như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và tạo sinh kế của người dân, chuyển dịch cơ cấu LĐ hợp lý, phù hợp với cơ cấu kinh tế, với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Vương Phương Nam đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát lại nhu cầu học nghề của người LĐ để có kế hoạch đào tạo phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu của thị trường LĐ; đào tạo cho LĐ xong phải có việc làm ổn định; phát huy vai trò của doanh nghiệp trong liên kết đào tạo và giải quyết việc làm...

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Các nhà mạng công bố số điện thoại khi yêu cầu chuẩn hóa SIM

HỮU CHÁNH |

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu khách hàng chỉ làm theo hướng dẫn khi được liên hệ bởi các đầu số chính thức của nhà mạng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 22.3 đến 1.4 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 22.3.2023 - 1.4.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Triển khai quyết liệt chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới

Thanh Hà |

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các Trưởng Cơ quan đại diện tích cực, chủ động, tập trung và ưu tiên triển khai nhiệm vụ thông tin đối ngoại và tuyên truyền, bảo đảm chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới sẽ được triển khai quyết liệt ở trên các mặt trận với cách thức mới mẻ, sáng tạo và đạt kết quả tích cực.