Lao động nhập cư: Tiền gửi con bằng nửa tháng lương

Băng Tâm |

Gửi con ở các lớp, nhóm trẻ tư thục với chi phí bằng nửa tháng lương, nhiều lao động nữ ở Hải Phòng mong mỏi có nhà trẻ cho con công nhân, được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí gửi trẻ hằng tháng để giảm bớt gánh nặng kinh tế.

Khó khăn của lao động nữ nuôi con nhỏ

Đầu tháng 2, chị Lê Thị Ngà (30 tuổi, quê Thanh Hoá) ra Hải Phòng tìm việc làm, mang theo đứa con trai 10 tháng tuổi. Bé trai này là con thứ 3 của vợ chồng chị Ngà. Hoàn cảnh khó khăn, chị Ngà quyết định ra Hải Phòng xin việc tại một công ty sản xuất đồ chơi trên địa bàn quận Dương Kinh với mức lương trung bình 6,5 triệu đồng/tháng. Song, điều chị Ngà trăn trở nhất là nơi gửi con.

Chị Ngà chia sẻ: “Tìm hiểu một cơ sở trông giữ trẻ ở gần khu nhà trọ, chi phí gửi trẻ mỗi tháng lên tới 3 triệu đồng. Thấy mình hoàn cảnh khó khăn, họ giảm cho còn 2,5 triệu đồng/tháng. Tôi đang lo tiền lương không đủ trang trải chi phí gửi con, nhà trọ, ăn uống sinh hoạt hằng tháng. Chưa kể phải gửi tiền về quê cho 2 con lớn ăn học”.

Còn với chị Trần Thị Thu (30 tuổi, quê Thanh Hoá, hiện là công nhân nhà trọ tại xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo), thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, vợ chồng chị Thu chỉ tạm đủ trang trải chi phí sinh hoạt cho cả nhà, tiền gửi trẻ cho con gái 3 tuổi, khó để ra một khoản tiền tích luỹ. Muốn đi làm thêm để tăng thu nhập nhưng chị Thu cũng phải cân đối vì không có người trông con ngoài giờ học.

Mong muốn của chị Ngà, chị Thu cũng như nhiều lao động nữ có con nhỏ là thành phố quan tâm xây dựng các khu thiết chế công đoàn, nhà trẻ cho công nhân lao động. Trong thời gian trước mắt, các doanh nghiệp quan tâm, hỗ trợ một phần kinh phí gửi trẻ cho công nhân hằng tháng để người lao động giảm đi phần nào áp lực kinh tế, yên tâm lao động sản xuất cũng như chăm sóc, nuôi dạy con cái tốt hơn.

Doanh nghiệp và công đoàn cần quan tâm hỗ trợ

Hiện, nhiều doanh nghiệp có chính sách chăm lo cho nữ công nhân, lao động. Như tại các khu công nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đều dành chế độ, phúc lợi ưu tiên cho lao động nữ. Các đơn vị chi mức hỗ trợ bình quân lao động nữ nuôi con nhỏ mức bình quân 80.000 đồng, gửi trẻ 70.000 đồng.

Một số chính sách có lợi hơn so với quy định pháp luật được thực hiện tại nhiều doanh nghiệp như lao động nữ được nghỉ thai sản thêm 1 tháng hưởng nguyên lương, lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi được doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn trưa, lao động nữ mang thai được tăng thêm khẩu phần ăn hoặc một hộp sữa, được bố trí công việc có ghế ngồi, hỗ trợ chi phí gửi trẻ… Toàn thành phố có 112 phòng vắt trữ sữa tại các doanh nghiệp, giúp lao động nữ có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ…

Tuy vậy, TP.Hải Phòng chưa xây dựng được khu thiết chế công đoàn gồm nhà ở, nhà trẻ… cho công nhân lao động. Toàn thành phố chỉ có 3 đơn vị xây dựng được nhà trẻ cho con công nhân tại doanh nghiệp là Công ty TNHH Đỉnh Vàng, Công ty May Thiên Nam (Dương Kinh) và Công ty TNHH Sao Mai (Vĩnh Bảo).

Bà Đào Thị Huyền, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng - cho biết: Các cấp Công đoàn TP.Hải Phòng mong muốn các cấp ngành, UBND thành phố quan tâm, triển khai Quyết định số 1729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 655/QĐ-TTg  phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” tại Hải Phòng. Qua đó, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về nhà ở, nhà trẻ, khu thể thao, vui chơi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động thành phố.

Băng Tâm
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, cuộc sống lao động nhập cư rất khó khăn

đình trọng |

Cho tới đầu tháng Ba, tại tỉnh Bình Dương, nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất cầm chừng, việc làm của người lao động chưa nhiều, không có tăng ca. Thu nhập của công nhân chỉ có phần lương cơ bản, vì vậy cuộc sống còn nhiều khó khăn...

Long An: Con công nhân lao động nhập cư được học trường công

phấn đấu |

Cách đây không lâu, công nhân lao động (CNLĐ) nhập cư ở tỉnh Long An còn vất vả với huyện học hành của con nhỏ khi mà những đứa trẻ không được vào học trường công (vì không có hộ khẩu thường trú tại địa phương). Với sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn và ngành Giáo dục, con CNLĐ nhập cư đã có thể đi học bình đẳng như những đứa trẻ khác.

TPHCM: Dâu tây giá rẻ, nhập nhằng nguồn gốc

Như Quỳnh - Ngọc Ánh |

TPHCM - Sau Hà Nội, dâu tây  gắn mác "Mộc Châu”, "Đà Lạt”... lại xuất hiện khắp trên các tuyến đường TPHCM với giá rẻ bất ngờ tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành: Rút ngắn thời gian sớm hơn kế hoạch 30.9.2025

HÀ ANH CHIẾN |

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài 57,8 km, với tổng mức đầu tư là 31.320 tỉ đồng, được khởi công từ 10.2014 nhưng đến tháng 1.2019 do các vướng mắc trong việc bố trí vốn và một số nguyên nhân khác khiến dự án bị đình trệ.

Tràn lan các điểm nóng về ô nhiễm rác thải tại Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Những tháng gần đây, tình trạng các điểm tập kết, xử lý rác thải trên địa bàn bị quá tải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đã trở thành vấn đề nhức nhối tại địa phương này.

Xe cộ chạy lộn xộn ngày đầu điều chỉnh nút giao Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng

Nhóm PV |

Hà Nội - Từ sáng nay (18.3), nút giao Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng - Tôn Thất Thuyết bắt đầu được thí điểm tổ chức lại giao thông nhằm giảm ùn tắc.

Nhiều ý kiến trái chiều về bảng giá đất ở dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Nhóm PV |

Theo ông Đào Trung Chính - Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự thảo Luật (Bộ TN&MT), vấn đề giá đất đang nhận được nhiều góp ý, trong đó chia ra hai luồng ý kiến khác nhau.

2 năm giãn nợ trái phiếu sẽ làm gia tăng nợ xấu trong các ngân hàng

Đức Mạnh |

Các chuyên gia dự báo tỉ lệ nợ xấu có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới, do đó mức độ an toàn với hệ thống tài chính và nền kinh tế cần được kiểm soát chặt chẽ.

Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, cuộc sống lao động nhập cư rất khó khăn

đình trọng |

Cho tới đầu tháng Ba, tại tỉnh Bình Dương, nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất cầm chừng, việc làm của người lao động chưa nhiều, không có tăng ca. Thu nhập của công nhân chỉ có phần lương cơ bản, vì vậy cuộc sống còn nhiều khó khăn...

Long An: Con công nhân lao động nhập cư được học trường công

phấn đấu |

Cách đây không lâu, công nhân lao động (CNLĐ) nhập cư ở tỉnh Long An còn vất vả với huyện học hành của con nhỏ khi mà những đứa trẻ không được vào học trường công (vì không có hộ khẩu thường trú tại địa phương). Với sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn và ngành Giáo dục, con CNLĐ nhập cư đã có thể đi học bình đẳng như những đứa trẻ khác.