Lao động ngoại tỉnh lận đận mưu sinh

P.Ngân - Anh Tú |

Nhiều người lao động ngoại tỉnh tìm đến TPHCM mong có việc làm, ổn định cuộc sống. Nhưng hoàn cảnh khó khăn, với đồng lương ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống khiến họ phải sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Khó khăn chồng chất

Tìm đến căn phòng trọ khoảng 10m2, nằm dọc quốc lộ 1A, phường Linh Xuân, TP.Thủ Đức, TPHCM vào một buổi chiều sau giờ tan ca. Căn phòng không có giường, không bàn ghế cũng không có gì quý giá ngoài chiếc xe máy cũ được dựng nơi góc cửa. Căn phòng trọ chật chội, là nơi ăn uống, sinh hoạt của 2 vợ chồng chị Trần Thị Tú Trinh quê Cần Thơ cùng 3 đứa con nhỏ.

Ngày chúng tôi đến, chị Trinh đang ngồi ru đứa con gái út, cách đây 5 tháng chị “đẻ rớt” tại nhà vì không kịp đi bệnh viện. Chiếc võng bằng vải dù màu xanh được mắc tạm ngang lối ra vào là nơi nghỉ ngơi của 2 mẹ con sau một ngày dài chị vất vả mưu sinh.

Cách đó không xa, 2 đứa con gái lớn của chị (đứa lớn nhất 11 tuổi, đứa thứ 2 10 tuổi) đang cặm cụi bên bếp lửa chiên trứng cho bữa cơm chiều. Bữa cơm không có rau cũng chẳng có canh, chỉ vỏn vẹn là quả trứng chiên chan với nước tương.

Cách đây 4 năm, cuộc sống ở quê khó khăn, 2 vợ chồng chị Trinh cùng các con khăn gói lên TPHCM tìm kế sinh nhai. Bốn năm ở TPHCM là những ngày tháng khó khăn, chật vật. Chị là công nhân may tại Công ty TNHH Freetrend (KCX Linh Trung II, TP Thủ Đức, TPHCM), còn chồng chị là thợ đắp họa tiết, hoa văn cho công trình xây dựng, công việc bấp bênh. Khó khăn chồng chất khó khăn khi dịch bệnh bùng phát, chồng chị mất việc cho đến nay, còn chị cũng vừa đi làm lại một tuần sau kỳ thai sản. Cả 5 miệng ăn bây giờ chỉ trông chờ vào đồng lương khoảng 6 triệu đồng/tháng của chị. “Nếu tăng ca trung bình mỗi tháng kiếm được hơn 6 triệu đồng, nhưng tiền ăn, tiền ở, tiền gửi con, tiền tã, sữa… không đủ vào đâu. Nhiều tháng không đủ phải vay mượn bạn bè rồi trả từ từ” - Chị Trinh chia sẻ.

Hai đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học, lẽ ra phải được đến trường như bạn bè cùng trang lứa nhưng con đường đến trường phải đành gác lại vì không có tiền. Mắt hướng về 2 đứa con, chị Trinh nói: “2 đứa mới học hết lớp 2 nhưng không có tiền nên đành cho nghỉ, đợi hết dịch cho theo học ở các lớp của Sơ để đỡ tốn kém. Những lúc anh chị vắng nhà tụi nó tự nấu ăn, rửa chén, giặt đồ… nhiều lúc nghĩ thấy thương tụi nhỏ nhưng nhà nghèo biết sao được” - Chị Trinh tâm sự.

Mong có sức khỏe để mưu sinh

Cùng dãy trọ với chị Trần Thị Tú Trinh, bà Trần Thị Ái Phương cũng là dân ngoại tỉnh đến đây mưu sinh. 63 tuổi, cái tuổi mà lẽ ra phải vui vầy bên con cháu thì bà chỉ có một mình. Quê ở Sóc Trăng, bà lên TPHCM bán vé số sống qua ngày. Mỗi ngày, bà ngồi trước một quán ăn để bán vé số, nếu quán đông bà phụ bưng bê rồi mỗi tháng thêm vài trăm nghìn đồng. Thu nhập từ việc bán vé số khoảng 100 nghìn đồng 1 ngày, cộng với tiền bưng bê mỗi tháng bà kiếm khoảng hơn 3 triệu đồng. Với số tiền ít ỏi bà phải chi tiêu dè xẻn cho cuộc sống hằng ngày. “Ngày đi bán vé số lời được khoảng 100 nghìn đồng, tôi phải tích cóp lại một ít để trả tiền nhà, còn lại bao nhiêu thì để ăn uống, mua thuốc khi ốm đau, nhưng… cũng không đủ” - Bà Phương chia sẻ.

Trong 4 bức tường nhà trọ, tài sản lớn nhất của bà là chiếc xe đạp cũ  để đi bán vé số mỗi ngày. Bà kể, lên TPHCM 2 năm nhiều lần bà bị lừa, bị cướp mất vé số “những lúc ấy chỉ biết khóc, nhờ bà con thương tình giúp đỡ chứ không cũng không biết sống sao. Chỉ mong sao còn sức khỏe để đi làm kiếm miếng ăn sống hết quãng đời còn lại” - nước mắt lưng tròng bà Phương chia sẻ.

Tìm đến một khu trọ trên địa bàn phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM vào một ngày cuối tuần. Một người đàn ông đã ngoài 50 ngồi trầm ngâm trước cửa phòng - ông Bùi Văn Tám, làm nghề thợ xây vừa trải qua cơn bạo bệnh. Hơn 10 năm sống ở TPHCM, ông là trụ cột chính trong gia đình có 5 thành viên, gồm 2 vợ chồng, 2 đứa con (đều đã ly hôn) cùng đứa cháu ngoại. Vì là thợ xây chính nên đồng lương cũng đủ trang trải cuộc sống nhưng căn bệnh u não đã lấy đi sức khỏe của ông.

Căn bệnh u não bộc phát ngay tại thời điểm TPHCM đang giãn cách xã hội vì dịch COVID-19. Sau hơn 1 tháng nhập viện phẫu thuật não, ông Tám trở về nhà trọ nhưng không may, gia đình ông bị nhiễm COVID-19 phải cách ly tại nhà, ông không có chỗ ở. Thấy vậy, chủ trọ thương tình kê cái ghế ngay khoảng trống trước dãy trọ cho ông Tám làm nơi nghỉ tạm.

Sau 2 lần bạo bệnh, giờ đây sức khỏe của ông sa sút, không còn đủ sức để làm việc. Chi tiêu trong nhà giờ đây chỉ còn phụ thuộc vào đồng lương khoảng 5 triệu đồng/tháng của đứa con gái út.

“Vợ tôi thì lâu nay chỉ ở nhà, còn đứa con trai lớn đã ly hôn đi làm chỉ đủ chu cấp tiền cho hai đứa con ở quê, tôi thì đổ bệnh giờ tất cả gánh nặng đều dồn lên vai đứa con gái út. Tôi chỉ mong sao, sức khỏe tôi hồi phục và dịch bệnh sớm qua đi để tôi có thể đi làm trở lại có thu nhập trang trải cuộc sống. Hiện tôi vẫn còn nợ 3 tháng nhà trọ chưa có tiền để trả” - Ông Tám bộc bạch.

Không mong dư dả, người lao động ngoại tỉnh chỉ mong sao công việc ổn định để không phải sống trong cảnh bị bủa vây bởi thiếu thốn, thiệt thòi và những đứa trẻ được tiếp tục con đường đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa.

P.Ngân - Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

TPHCM ban hành hướng dẫn mới xác định F0, F1 trong trường học

Huyên Nguyễn |

TPHCM - UBND TPHCM vừa ban hành văn bản số 548 /UBND-VX hướng dẫn kiểm soát dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, TPHCM hướng dẫn chi tiết cách xác định, xử lý khi phát hiện F0, F1 theo hướng dẫn mới. Thành phố cũng đưa ra kịch bản xử trí đối với trường hợp phát hiện nhiều F0 tại cơ sở giáo dục.

Công an TPHCM thông tin kết quả điều tra vụ giả bác sĩ vào khu điều trị F0

Bảo Phương |

Công an TPHCM đã thông tin kết quả xác minh ban đầu vụ đối tượng giả mạo sinh viên trường Đại học Y dược TPHCM tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Mặt bằng cho thuê ở trung tâm TPHCM vẫn "nằm im" đợi khách

Thanh Thanh |

TPHCM - Hiện hàng loạt mặt bằng cho thuê tại một số tuyến đường ở khu vực trung tâm Thành phố như: Đồng Khởi, Hồ Tùng Mậu,... vẫn chi chít các biển quảng cáo, "nằm im" đợi khách.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

TPHCM ban hành hướng dẫn mới xác định F0, F1 trong trường học

Huyên Nguyễn |

TPHCM - UBND TPHCM vừa ban hành văn bản số 548 /UBND-VX hướng dẫn kiểm soát dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, TPHCM hướng dẫn chi tiết cách xác định, xử lý khi phát hiện F0, F1 theo hướng dẫn mới. Thành phố cũng đưa ra kịch bản xử trí đối với trường hợp phát hiện nhiều F0 tại cơ sở giáo dục.

Công an TPHCM thông tin kết quả điều tra vụ giả bác sĩ vào khu điều trị F0

Bảo Phương |

Công an TPHCM đã thông tin kết quả xác minh ban đầu vụ đối tượng giả mạo sinh viên trường Đại học Y dược TPHCM tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Mặt bằng cho thuê ở trung tâm TPHCM vẫn "nằm im" đợi khách

Thanh Thanh |

TPHCM - Hiện hàng loạt mặt bằng cho thuê tại một số tuyến đường ở khu vực trung tâm Thành phố như: Đồng Khởi, Hồ Tùng Mậu,... vẫn chi chít các biển quảng cáo, "nằm im" đợi khách.